Tẩy da chết là làm gia tăng chất lượng và tông màu của làn da bằng việc hỗ trợ loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da (làn da chúng ta sản xuất khoảng một triệu tế bào mỗi phút, tương đương với năm tỷ tế bào mỗi ngày). Khi tế bào da được tái tạo, tế bào cũ trên bề mặt dày lên và mất độ ẩm, và cuối cùng là bong ra khỏi da cho tế bào mới xuất hiện. Quá trình này được gọi là vòng đời tế bào.
Như vậy sự bong tróc cũng loại bỏ những tế bào tổn hại và hư tổn, những tế bào này mang lại sự ô nhiễm và siêu sinh vật từ môi trường. Tế bào chết này không tự rơi ra khỏi da, điều này có nghĩa chúng trở nên khô nhám trên bề mặt, bít kín và gây tắc nghẽn nang lông. Qua sự tẩy da chết, những tế bào xỉn mờ được loại bỏ một cách hữu hiệu và những tế bào mới xuất hiện đem lại vẻ ngoài tươi mới cho làn da.
Da mụn: Da mụn sản xuất tế bào nhiều gấp 5 lần so với tình trạng da khác. Điều này có nghĩa là việc tẩy da chết đúng đắn có thể mang lại đến tác dụng tuyệt vời cho làn da mụn. Việc làm này giúp bóc tách tế bào chết ra khỏi da, ngăn chặn sự bít nghẽn của nang lông gây ra mụn. Bạn nên tránh tẩy da chết bằng dụng cụ hoặc dạng cát cho tình trạng da này.
Da lão hóa: Bạn cần nên biết vòng đời tế bào qua độ tuổi. Ví dụ 15 đến 20 ngày ở lứa tuổi 18 đến 20, 28 đến 35 ngày ở tuổi 21 đến 40, và 90 ngày với trên 40 tuổi. Đó là khi chúng ta già đi thì quá trình tái tạo chậm lại. Khi chất kết dính (lipid) liên kết các tế bào da trở nên dày đặc hơn. Sự bong tróc tự nhiên của tế bào da trở nên khó khăn hơn, nguyên nhân dẫn đến kết quả của làn da xỉn mờ, dày và tông màu da không đồng đều. cách tẩy da chết đều đặn để giúp thúc đẩy vòng đời tế bào tái tạo nhanh hơn so với quá trình tự nhiên của cơ thể.
Da nám: Nám là sự tăng sắc tố gây ra bởi gia tăng Melanin và gia tăng trong melanocytes hoặc từ thực thể thêm màu do đọng lại trong da. Việc tẩy da chết giúp lấy đi những tế bào chết và giúp những thành phần trị nám thẩm thấu tận nguồn gốc của tế bào nám.
Da khô, da mất nước: Việc thiếu độ ẩm trên da dẫn đến các lỗ hổng của hàng rào bảo vệ tế bào khiến da nhạy cảm và căng chặt. Điều này có thể dẫn đến việc cung cấp độ ẩm quá mức làm kết dính những tế bào già khiến da có tông màu không cân bằng và xỉn mờ. Qua việc tẩy da chết, những tế bào da khô được loại bỏ hiệu quả, những thành phần cung cấp độ ẩm và nước có thể thấm sâu và da giúp làm dịu da khô và tình trạng da mất nước.
Khi nào không nên tẩy da chết?
Nếu làn da trở nên nhạy cảm, bạn không nên tẩy da chết, điều này có thể dẫn đến tình trạng da bị tổn thương. Thật quan trọng khi chuyên viên chăm sóc da được trang bị đủ kiến thức để hiểu làn da bạn. Chúng tôi hiểu rằng “Phụ nữ có thể tha thứ cho tất cả, ngoại trừ vẻ đẹp của mình".
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet