“Thưa bác sĩ, cháu năm nay 16 tuổi. Cháu bị mụn bọc ở trên trán và dạo gần đây còn có mụn trứng cá. Vì mụn trứng cá bị vỡ ra nên cháu lấy tỏi đắp lên, do không chú ý thời gian nên khi cháu lấy tỏi ra thì vùng da cháu đắp tỏi bị rát và ửng đỏ,. Giờ cháu phải làm sao ạ?”
Đây chỉ là một trong rất nhiều những thắc mắc được gửi đến các dịch vụ tư vấn online để hỏi về những sự cố do tỏi gây ra. Sự thực thì, từ bấy lâu nay, tỏi vẫn được nhiều người dùng để chữa trị một số vết thương ngoài da, đặc biệt là những vết thương do mụn. Trên nhiều diễn đàn, những người đã từng kinh qua phương pháp này đều ít nhiều ghi nhận hiệu quả làm lành vết thương, tiêu sưng, diệt khuẩn của tỏi, thế nhưng, cũng không ít người rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười với những một vùng da xạm màu do dùng tỏi làm đẹp.
Dễ gây bỏng rát, mẩn đỏ
Không chỉ vậy, với khả năng kháng khuẩn của mình, thực phẩm này còn tham gia vào quá trình làm đẹp của các chị em, nhất là trong việc hô biến các vết mụn. Thế nhưng, cũng vì tác dụng kháng khuẩn, sát trùng này, nó đã gây ra các vết bỏng rát, mẩn đỏ cho những vùng da nhạy cảm.
Theo các chuyên gia, bản chất của tỏi là nóng, do đó, nếu sử dụng nhiều và thường xuyên bằng cách đắp trực tiếp lên các đốm mụn sẽ khiến da có cảm giác bỏng rát, tiếp đó là nổi mẩn đỏ. Đối với những trường hợp này, bạn cần chăm sóc vết đó như một tổn thương, bằng cách rửa nước muối sinh lý hàng ngày, bôi kem, mỡ kháng sinh, phòng nhiễm khuẩn. Thậm chí, trong trường hợp nặng hơn, bạn cần đến ngay bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị.
Dễ bắt nắng
Không chỉ là nguyên nhân gây ra các vết bỏng rát, trị mụn bằng tỏi còn khiến vùng da điều trị dễ dàng bị bắt nắng. Nguyên nhân là do tỏi có khả năng bào mòn da, khiến da mỏng, yếu dễ bắt nắng gây đen sạm. Bên cạnh đó, cũng giống như những thực phảm khác, nhiều người có thể bị dị ứng với tỏi. Nếu tình trạng di ứng nghiêm trọng, tính mạng của bạn có thể bị đe doạ.
Hơn nữa, thực tế, phương pháp trị mụn bằng tỏi có thực sự chỉ hiệu quả trong việc giảm tình trạng sưng, viêm nhưng lại không hoàn toàn triệt để do chỉ điều trị bề mặt. Nếu bị mụn nặng, đây không phải là biện pháp hữu hiệu vì không “diệt” được tận gốc chân mụn.
Những lưu ý khi dùng tỏi trị mụn
- Chỉ nên trị mụn bằng tỏi với tình trạng mụn không quá nghiêm trọng
- Tỏi có thể gây kích ứng cho da nên trước khi dùng bạn nên thử trên vùng da cánh tay.
- Nên đập dập tỏi để trị mụn vì hoạt chất allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn và chống oxy hóa chỉ giải phóng và phát huy công dụng khi tỏi bị đập dập.
- Sau khi đắp mặt nạ trị mụn bằng tỏi, bạn không nên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi tỏi rất dễ bắt nắng, dẫn đến sạm da.
- Nhược điểm của tỏi là nếu bạn sử dụng trong thời gian dài để điều trị mụn trên diện rộng thì có thể gây hại cho da, nhất là làn da nhạy cảm vì thế không nên lạm dụng cách trị này quá nhiều.
- Khi dùng nước ép tỏi, bạn cần pha loãng với một ít nước hoặc với nước hoa hồng để làm dịu da, và tránh ảnh hưởng xấu với da mẫn cảm.
- Không nên đắp tỏi lên da quá lâu (khoảng từ 3-5 phút)
- Ngừng áp dụng ngay cách làm này khi da có dấu hiệu ngứa rát, mẩn đỏ.
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet