Bắt đầu lại chậm chạp và từ tốn
Bạn vừa thoát khỏi một cơn chấn thương, toàn cơ thể và đặc biệt là vùng bị đau vẫn chưa thể làm quen ngay với cường độ tập như cũ. Bắt đầu lại bằng các bài tập nhẹ nhàng và đơn giản là lựa chọn hoàn hảo. Tập chạy nhẹ nhàng trên ván chạy, bơi lội là những bộ môn nên khuyến khích. Điều bạn cần bây giờ là kiên nhẫn, mỗi ngày tăng tần suất và cường độ tập lên một chút, rồi bạn sẽ quay lại được thời kỳ đỉnh cao của mình.
Giảm cường độ tập xuống ít nhất 20% lượng sức mà bạn nghĩ bạn có thể tập được và từ từ tăng cường độ lên
Nếu như bạn quay lại và tập hùng hục ngay như cũ, khả năng cao là bạn sẽ bị chấn thương lại. Và lần thứ hai thì luôn khó hồi phục hơn lần một.
Luôn nhớ rằng đau là phải nghỉ
Luôn biết rằng “no pain no gain” là khẩu hiệu to đùng ở các phòng tập gym , nhưng đó là cho những người khỏe mạnh chưa có “phốt” chấn thương. Còn với những người vừa hồi phục, bạn không nên chủ quan với những cơn đau bất thường xuất hiện sau khi tập. Khi ấy, bạn nên cho mình thời gian để nghỉ ngơi chứ không phải bơ cơn đau đó đi và tập tiếp.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho cơ thể
Protein, chất nhờn (có nhiều trong các loại thực phẩm như móng giò, bì lợn…) rất cần thiết cho việc hồi phục chấn thương và làm trơn khớp. Nước cũng giúp cho quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn, cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể trong quá trình phục hồi. Ăn nhiều đạm, uống ít nhất 2 lít nước/ngày nếu bạn muốn bình phục nhanh chóng và hiệu quả.
Dành nhiều thời gian hơn cho warm-up (các động tác làm nóng người trước khi tập)
Cơ thể cần có thời gian để làm quen trở lại với những vận động mạnh. Nếu vừa đến phòng tập đã lao vào tập ngay thì ngay cả người khỏe mạnh bình thường cũng dễ bị chấn thương chứ đừng nói đến người vừa ốm dậy. Lên lịch tập chi tiết cho từng buổi tập, sao cho không bị quá sức với mình.
infonet.vn
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet