Nội dung
ngồi vắt chéo chân là thói quen của nhiều người nhưng dưới tác động của một số yếu tố như thời gian, tư thế này có thể gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là những điều bạn nên biết về tư thế ngồi vắt chéo chân do Lifehacks đưa ra.
Tác hại của việc ngồi chéo chân mà bạn nên biết
Ảnh: greenvilleveins.com.
Tạm thời làm tăng huyết áp
Nhiều nghiên cứu chỉ ra ngồi vắt chéo chân sẽ làm tăng huyết áp của bạn nhưng chỉ trong chốc lát. Tư thế ngồi này không thể dẫn đến huyết áp cao. 
Có thể dẫn đến đau lưng và đau cổ
Theo chuyên gia vật lý trị liệu Vivian Eisenstadt, bạn sẽ có nguy cơ đau lưng và đau cổ nếu ngồi vắt chéo chân quá thường xuyên. Hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau. "Ngồi vắt chéo chân liên tục hàng ngày, hàng tuần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm", Vivian cho biết. 
Liên quan đến tĩnh mạch mạng nhện và suy tĩnh mạch
Nhiều chuyên gia nhận định hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện bị gây ra bởi gen, ánh nắng và đứng quá lâu. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng ngồi vắt véo chân cũng có thể là một nguyên nhân. Tiến sĩ Hooman Madyoon, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm y tế Cedars Sinai giải thích: "Ngồi vắt chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chịu trách nhiệm bơm máu về tim. Áp lực này cản trở lưu thông máu và có thể làm yếu đi hoặc tổn thương các tĩnh mạch ở chân, khiến máu bị rò rỉ gây nên hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện cùng các vấn đề khác".
Tổn thương dây thần kinh
Dây thần kinh hông là dây hỗn hợp lớn nhất cơ thể. Mọi áp lực gây ra bởi tư thế ngồi vắt chéo chân đều có thể khiến dây thần kinh hông bị tê, ngứa và lâu dần có thể dẫn đến tổn thương. Cùng với thời gian, nếu không được cải thiện cơ thể sẽ thường xuyên bị đau nhức, mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân lên khi bước đi.
Để hạn chế thói quen ngồi vắt chéo chân, bạn nên:
Tránh ngồi tư thế này liên tục trong 10-15 phút.
Sau mỗi 30 phút, đứng dậy và đi lại nếu được.
Sắm một chiếc ghế hỗ trợ phần lưng.
Cố gắng giữ 2 bàn chân trên đất và đầu gối tạo một góc 90 độ với mặt sàn.
Minh Nguyên

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm