Nội dung
Uống thuốc bổ mỗi ngày không bằng dùng 1 ly sữa bí ngô nguyên chất cực ngon trong bài viết này. Sữa này đặc biệt tốt cho các sĩ tử mùa thi, ngại gì mà bạn không làm để bồi bổ cho các em nào.
Theo các bác sĩ cổ truyền, bí đỏ (còn gọi là bí ngô) có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, giảm đau và giải độc. Còn trong y học hiện đại, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bí đỏ chứa hàm lượng cao các chất như sắt, muối khoáng, vitamin và axít hữu cơ.
Sữa bí đỏ và những công dụng không ngờ
Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe và trí óc.
Đặc biệt, bí đỏ cũng rất giàu tryptophan giúp tế bào thần kinh tổng hợp serotonin cần cho cơ thể, tránh suy giảm trí nhớ, hạn chế mệt mỏi và luôn giữ được sự tỉnh táo. Mặc dù giàu dưỡng chất nhưng bí đỏ rất nghèo năng lượng. Do đó, tiêu thụ bí đỏ mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tim mạch, giúp giảm cân, chống lão hóa, cải thiện hệ tiêu hóa, củng cố xương khớp, trị cao huyết áp, chữa đái tháo đường, giảm suy chức năng gan thận và phòng ung thư.
Dưới đây là công thức nấu sữa bí đỏ bổ não trị đãng trí, rất hữu ích cho sĩ tử mùa ôn thi.
Chuẩn bị:
- 1 trái bí đỏ nhỏ (khoảng 4 lạng)
- 800 ml nước lọc
- 800 ml sữa tươi có đường
- 100 ml nước cốt dừa
- Nửa lon sữa đặc
Sữa bí đỏ và những công dụng không ngờ
Nước cốt dừa giúp món bí đỏ thêm thơm ngon.
Thực hiện:
- Gọt vỏ bí đỏ, bỏ hạt và thái lát.
- Cho bí đỏ vào nồi nước đun đến khi mềm.
- Lấy bí đã mềm đem đi xay nhuyễn lúc còn nóng.
- Đổ sữa đặc, nước cốt dừa và sữa tươi vào rồi bấm nút xay trộn thêm lần nữa.
- Đổ ra chai thủy tinh sạch có nắp đậy để dùng dần.
Ghi chú: Nếu muốn giảm cân thì thay bằng sữa tươi không đường và bỏ dùng sữa đặc.
Sữa bí đỏ và những công dụng không ngờ
Vậy là đã xong món sữa bí đỏ yêu thích của cả nhà.
Món sữa bí đỏ không chỉ ngon bổ mà còn làm đẹp da giữ dáng trên cả tuyệt vời. Còn chờ gì mà không đi chợ mua nguyên liệu về làm sữa bí ngô ngay và luôn nào! Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe mỗi ngày!

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tại sao bạn buồn ngủ cả ngày ?

Nếu đã ngủ đủ 8 tiếng mà vẫn uể oải, bạn có thể đã gặp một vấn đề sức khỏe nào đó. Thiếu máu hoặc tuyến giáp kém hoạt động là hai trong số nguyên nhân chính dẫn đến mệt mỏi. Ngoài ra, hãy xem xét nguy cơ bị tiểu đường, không hấp thụ được thức ăn, ngưng thở khi ngủ hoặc mang thai.

Xem thêm