Bổ sung vitamin C thường xuyên sẽ khiến trẻ bị sỏi thận
Điều này chỉ đúng nếu sử dụng vitamin C liều cao và kéo dài (1.000mg một ngày với người lớn và 400-1.200mg một ngày ở trẻ em 0-12 tuổi). Nguyên nhân là do sau khi hấp thụ, cơ thể bài tiết vitamin C dư thừa quá nhiều dưới dạng oxalate trong nước tiểu. Sỏi thận là các tinh thể nhỏ, có thể được hình thành khi canxi gặp oxalate. Theo khẩu phần dinh dưỡng được khuyến nghị (RDA), trẻ dưới 12 tuổi có nhu cầu vitamin C mỗi ngày khoảng 75mg - 120mg. Do vậy việc bổ sung hàng ngày 50-100mg vitamin C rất hợp lý, khoa học nên mẹ có thể yên tâm.
Khi ăn rau, hoa quả, cơ thể bé không chỉ được bổ sung nước cùng vitamin C, mà còn được bổ sung các chất xơ. Chất xơ từ rau, trái cây - điều không có được trong nước ép sẽ giúp cho quá trình điều hòa các chất dinh dưỡng và sự tiêu hóa của đường ruột. Do đó ăn rau, hoa quả sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là chỉ uống nước ép. Đặc biệt, vitamin C là thành phần kém bền vững nhất, chất này dễ bị oxy hóa nhanh trong quá trình chế biến và bảo quản, do vậy mẹ cần lưu ý.
Nước ép từ các loại rau quả chọn theo nhu cầu và tự ép lấy sẽ tốt hơn các loại nước đóng trong hộp có gas hoặc không có gas bởi các loại nước này chứa rất ít tinh chất của trái cây mà thường chỉ có nước, chất ngọt, chất màu, chất bảo quản và hương liệu từ trái cây.
Ăn nhiều thực phẩm chua
Mẹ thường nghĩ các loại quả có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi...(họ chanh) chứa nhiều vitamin C nên ép con ăn thật nhiều những loại quả này. Thực tế, các quả họ chanh ngoài vitamin C (axit ascorbic) còn chứa nhiều axit chanh (axit citric). Ăn quá nhiều thực phẩm chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày trẻ, có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày, đau bao tử… Do đó, bạn nên cho trẻ ăn đa dạng các loại rau quả giàu vitamin C khác như ớt chuông, đu đủ, ổi, cải xoăn, dâu tây…
Chỉ bổ sung vitamin C cho trẻ bằng thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày
Kết cấu của vitamin C không bền, dễ tan trong nước hoặc bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, hơn 50% vitamin C trong thực phẩm bị hao hụt qua quá trình bảo quản và chế biến. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Journal of Zhejiang University Science (2009), các nhà khoa học đã chỉ ra sự hao hụt vitamin C của bông cải xanh khác nhau qua cách thức chế biến. Nấu hoặc xào làm thất thoát khá nhiều chất này, trong khi hấp có thể giữ lại lượng lớn. Một nghiên cứu gần đây của Đan Mạch cũng cho thấy với 5 phút luộc bông cải xanh, lượng vitamin C sẽ hao hụt khoảng 45-64%.
Mai Thương
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet