Nội dung
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, có nhiều nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ  biếng ăn như bị suy dinh dưỡng, nhiễm giun sán, viêm đường hô hấp, viêm amidan, bệnh lý răng miệng, rối loạn đường tiêu hóa. Bé cũng có thể bị biếng ăn sinh lý trong giai đoạn mọc răng, biết bò, tập đi... 
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ biếng ăn là vấn đề tâm lý. Các bé sẽ "quay lưng lại với bữa ăn" khi cảm thấy bị ép buộc phải ăn hết suất, phải ngồi một chỗ, cảm giác bị bỏ rơi khi mẹ giao con cho người khác chăm sóc hoặc bị đánh lừa bởi người lớn trộn thuốc vào thức ăn, vào sữa... 
Đôi khi cách chế biến không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Một số phụ huynh có thói quen hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt xay nhuyễn và cho con ăn trong nhiều ngày, gây ra cảm giác chán, sợ. Số khác lại chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn cả xác thực phẩm, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu, pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương… cũng khiến bé khó tiêu hóa, ăn không ngon miệng và chán ăn.
Những lý do không ngờ khiến trẻ biếng ăn
Ảnh minh họa: Health.
Thực tế ghi nhận một số trường hợp trẻ biếng ăn do sai lầm của phụ huynh khi chọn thời điểm cho ăn dặm, như ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm). Lưu ý: Một số phụ huynh mắc "bệnh tâm lý" do lo lắng thái quá về sự tăng trưởng của con. Bé vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt, cha m lại có cảm giác con mình ăn ít hơn bạn cùng trang lứa nên cho rằng bé biếng ănĐây là cách nhìn nhận hoàn toàn sai lầm.
Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, bác sĩ Nguyệt khuyên phụ huynh:
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị những nguyên nhân gây biếng ăn như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, suy dinh dưỡng (nếu có). Trường hợp bé biếng ăn do tâm lý hoặc sai lầm khi nuôi dưỡng thì cần điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Tập cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau từ giai đoạn ăn dặm (5 đến 7 tháng tuổi). Trong thời gian này, hệ thống vị giác của bé chưa phát triển nên dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn có mùi vị khác nhau và tạo thành thói quen ăn uống đa dạng khi lớn. Chế biến thức ăn cho trẻ phải có độ mềm phù hợp với độ tuổi, đảm bảo đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, cho ăn cả xác thịt, cá, rau...
- Cho trẻ ngồi thoải mái ở nơi ưa thích. Nhiều khi bé thích tự nhón thức ăn và thấy thú vị hơn chờ mẹ đút, nên để bé được tự xúc đồ ăn cùng người lớn, đừng trách phạt khi chúng vụng về đổ tháo. Chén đĩa nên có hình thù ngộ nghĩnh, trẻ ăn cùng gia đình trong không khí vui vẻ thoải mái. Học ăn từ người lớn, bữa ăn của trẻ trở thành cuộc vui. Không bao giờ ép buộc trẻ nuốt hoặc la mắng trong khi ăn khiến trẻ sợ hãi và biếng ăn hơn.
- Nên cho trẻ ăn vào những thời gian nhất định. Sắp xếp khoảng cách giữa các bữa ăn phù hợp để trẻ có cảm giác đói, không cho ăn vặt giữa các bữa ăn chính vì sẽ gây đầy bụng và chán ăn. Không nên kéo dài bữa ăn quá lâu, sau từ 30 đến 40 phút bé chưa ăn hết suất cũng nên cho nghỉ và ăn bù vào bữa sau.
- Không cho thuốc vào thức ăn vì sẽ làm trẻ sợ và luôn cảnh giác mỗi khi nhìn thấy đồ ăn.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Mùa hè ăn quả vải như thế nào để không bị nóng

Theo lương y Nguyễn Xuân Hướng, Đông y gọi quả vải là lệ chi, cùi vải là lệ chi nhục. Loại trái cây này có vị ngọt, hơi chua, tính ấm vào hai kinh can (gan) và thận. Tác dụng giải khát, trị chứng mệt nhọc do mùa hè nóng làm tổn hao nước và các loại dịch trong cơ thể.

Xem thêm