Mỏ than và các công xưởng không phải là nguồn duy nhất chứa kim loại nặng độc hại - bản thân cơ thể bạn đã là một hồ chứa kim loại di động.
Kim loại nặng và các á kim có mặt tự nhiên trong vỏ trái đất. Nó gây ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động như nấu chảy, đào xới, đốt than, quá trình sản xuất cũng như sử dụng các vật dụng làm từ kim loại trong gia đình, nông nghiệp, công nghiệp... Các hiện tượng tự nhiên như thay đổi thời tiết và phun trào núi lửa cũng gây ô nhiễm kim loại nặng.
Kim loại nặng rất độc hại đối với con người, động vật mà môi trường. Trong số các kim loại nặng, nhiễm độc chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín là đặc biệt nguy hại đến sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới cũng liệt kê những kim loại trên vào top 10 nhóm hóa chất nguy hiểm nhất cho sức khỏe cộng đồng.
Mỗi ngày ra đường là bạn đã nhiễm kim loại nặng. (Ảnh: Internet)
Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường:
- Hít thở: Không khí mà chúng ta hít thở bị ô nhiễm kim loại rất nặng do các hoạt động của con người cũng như hiện tượng tự nhiên. Khói xe cũng thải ra kim loại nặng. Những người làm việc trong các phân xưởng, hầm mỏ và khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất giấy và trạm hạt nhân là dễ nhiễm kim loại nặng nhất.
- Ăn uống: Ăn thịt động vật và thực vật là con đường chính khiến con người nhiễm kim loại nặng. Chất thải sinh hoạt và công nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, sông hồ...
- Phơi nhiễm: Tiếp xúc với không khí hay đất ô nhiễm là nguyên do khiến bạn nhiễm kim loại nặng. Mắt và da hấp thụ kim loại nặng trong không khí mỗi ngày.
Kim loại nặng cũng thâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống (Ảnh: wikihow)
Tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng có thể gây ung thư, hủy hoại nghiêm trọng hệ thống trung khu thần kinh hoặc gây ra những triệu chứng bệnh tim chết người.
- Tiếp xúc lâu với crôm và cadmium có thể gây ung thư phổi.
- Chì gây thiếu máu, bại liệt và bệnh thận.
- Thủy ngân gây sưng miệng, run cơ và rối loạn thần kinh.
- Thạch tín gây giảm sắc tố, tiểu đường và ung thư da.
Thanh lọc kim loại nặng là việc làm sống còn để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là cách giúp bạn lọc kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
1. Uống đủ nước
Uống nước giúp thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể, bao gồm kim loại nặng.
Cơ thể chứa 65% là nước. Chỉ điều này thôi cũng đủ chứng minh việc thiếu nước sẽ gây hậu quả thê thảm thế nào đối với sức khỏe. Nước cực kì thiết yếu để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Mọi hoạt động từ ăn kiêng đến tập thể dục đều vô dụng nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước.
Thiếu nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng oxy hóa, làm cản trở khả năng chống lại các gốc tự do của cơ thể. Khi kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể, tình trạng mất cân bằng oxy hóa sẽ kích hoạt độc tố của chúng.
Uống nhiều nước sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này. Hơn nữa, nước giúp vận chuyển các dưỡng chất và khoáng chất thiết yếu đi khắp cơ thể. Những chất này củng cố quá trình giải độc gan, thận, ruột, đường hô hấp và da.
2. Ăn thực phẩm lên men
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn tốt cho dạ dày.
Vai trò của các vi khuẩn đường tiêu hóa (probiotics) trong việc loại bỏ kim loại nặng đã được biết đến rộng rãi từ lâu. Thực phẩm lên men rất giàu các probiotics như vi khuẩn axit lactic, có khả năng phản ứng với kim loại nặng và tống khứ chúng ra khỏi cơ thể.
Các thực phẩm chứa vi khuẩn probiotics tốt cho dạ dày bao gồm sữa chua, váng sữa, phô mai cottage, kefir, đậu tương, dưa chuột muối chua, củ cải, củ dền và tỏi...
Lưu ý: Hãy nhớ rằng thanh lọc kim loại nặng là một quá trình lâu dài, và việc nhiễm độc mỗi ngày là điều không thể tránh khỏi. Ngoài thực hiện 2 điều trên, bạn nên tiếp xúc với kim loại nặng càng ít càng tốt.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet