1.Giữ ấm
Cần chuẩn bị không gian ấm áp để bé thích nghi khi vừa chào đời, gần giống nhất với nhiệt độ trong bụng mẹ là tốt nhất. Quấn tã cho bé vừa phải, ấp gần cơ thể người lớn để con vẫn cảm nhận được hơi ấm. Đặc biệt phải đội mũ để giữ ấm đầu.
Nếu sinh thường, bạn nên đặt con trên bụng, dùng thêm chăn để sưởi ấm. Vì cơ thể bé quá nhỏ để đo thân nhiệt, nên các bà mẹ cần chú ý tới vấn đề này.
2. Tiếp xúc “da với da”
Không chỉ giúp mẹ và con nhanh có được sự gắn kết, mà hình thức tiếp xúc “da với da” còn mang lại hơi ấm cho em bé. Vì thân nhiệt bạn tỏa ra vừa đủ để sưởi ấm con. Ngoài ra, bé còn có cảm giác an toàn.
3. Giữ lại dây rốn
Khi bác sĩ cắt dây rốn, họ sẽ lấy để xét nghiệm nhóm máu của con và thực hiện một số thủ thuật khác. Tuy nhiên, vài nghiên cứu gần đây cho thấy không nên cắt ngay lập tức sau sinh mà nên để vài phút để em bé vẫn được truyền máu từ tử cung, giảm nguy cơ mắc triệu chứng thiếu máu hoặc sắt.
4. Vệ sinh sạch mũi và miệng
Ngay sau khi sinh, bác sỹ sẽ làm sạch miệng và mũi cho trẻ. Tuy nhiên, có thể con bạn vẫn còn sót dịch trong miệng, nên bạn cần có biện pháp hút, làm sạch nhẹ nhàng cho con để đảm bảo việc thở dễ dàng và bú mẹ thuận lợi.
5. Chỉ số Apgar
Chỉ số Apgar là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện lặp lại để đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau sinh. Nó được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn đơn giản với thang điểm từ 0 đến 2 cho mỗi tiêu chuẩn. Các điểm này sau đó được cộng lại, do đó chỉ số Apgar được tính từ 0 đến 10 điểm.
5 tiêu chí này gồm màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động và hô hấp. Nếu con bạn 0-3 điểm là rất thấp, 4-6 điểm khá thấp và 7-10 điểm là bình thường.
Ngay khi tiếp xúc, ủ bé với hình thức “da chạm da”, bà mẹ cần cho con bú. Nếu con chưa có khả năng bú, bạn cần kiên nhẫn để bé làm quen. Một số bà mẹ cảm thấy quá mệt, đau hoặc chưa có sữa về mà quên mất thiên chức này. Tuy nhiên, bé càng bú đều đặn thì sữa mẹ
càng nhiều.
7. Với trẻ được sinh mổ
Chào đời bằng phương pháp sinh mổ, em bé sẽ không được đưa về với mẹ ngay. Đầu tiên, trẻ được làm thủ thuật hút dịch trong miệng và mũi, đo chỉ số Apgar và một số biện pháp y học khác. Có thể bé sẽ uống sữa công thức thay vì sữa mẹ. Việc cần làm lúc này của bạn là chú ý tới các biện pháp hỗ trợ để phục hồi, tránh nhiễm trùng vết mổ.
8. Nhỏ kháng sinh cho mắt
Nhỏ kháng sinh cho mắt bé có thể thực hiện ngay sau khi sinh. Điều này giúp bé chống lại bất kỳ nguy cơ viêm nhiễm mắt nào do bệnh chlamydia hay gonorrhea gây ra khi trẻ tiếp xúc với các loại vi rút chứa bệnh trong quá trình chào đời. Thậm chí, căn bệnh này có thể dẫn tới mù lòa.
9. Tiêm bổ sung vitamin K
Bổ sung vitamin K giúp cơ thể trẻ sản sinh các tế bào máu mới hiệu quả hơn ngay sau khi cất tiếng khóc chào đời.
10. Xét nghiệm máu
Trẻ 2 ngày tuổi nên được xét nghiệm máu về các bệnh lý thông thường và bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con. Chúng ta vẫn phải đợi ít nhất 48 tiếng để mọi dấu hiệu bệnh mới thể hiện một cách chính xác nhất trong máu.
11. Tiêm vaccin
Trong 12 giờ đầu đời, trẻ cần được tiêm vaccin phòng chống viêm gan B. Đặc biệt, nếu bà mẹ bị dương tính với căn bệnh này, thì việc tiêm cho còn càng cần thiết.
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet