Nội dung
1. Vườn nhỏ nhiều hoa, rau trái của nàng dâu Việt ở Nhật
Những nàng dâu thành thị không cần mua rau
 
Gia đình không có nhiều đất trống nhưng chị Quỳnh ở Nagoya-shi (Nhật) vẫn thu xếp được những góc vườn xanh tốt. Ở lối dẫn vào nhà, chị để một số chậu hoa cảnh xinh xắn theo mùa như tulip, cúc, sen, tiên ông... Phần lớn diện tích còn lại, chị Quỳnh trồng các loại cây rau quen thuộc của người Việt như đậu, rau muống, xà lách, rau đắng... (Xem cả vườn).
2. Giàn bầu hồ lô sai lúc lỉu của gia đình ở Sài Gòn
Những nàng dâu thành thị không cần mua rau
Chị Thanh Huyền ở nhà phố 5 tầng chỉ có sân thượng trống để làm vườn . Khi bắt đầu, chị Huyền không nghĩ mình có thể trồng được cây gì. Sân thượng rộng 120 m2 trồng nhiều loại rau trái khác nhau nhưng ấn tượng nhất là giàn bầu bí, hồ lô quả sai trĩu, mập mạp, ai nhìn cũng thích. Giàn làm bằng cọc tre chắc chắn nên có thể chịu đựng được sức nặng của nhiều loại quả. (Xem cả vườn).
3. Mẹ 9X thức đêm trồng rau, nuôi gà
Những nàng dâu thành thị không cần mua rau
Chị Kim Hạnh (quận Tân Phú, TP HCM) vừa làm công việc kinh doanh tại nhà, chăm con vừa có khu vườn rau xanh và chuồng gà trên sân thượng. Thời gian đầu mới làm vườn, vợ chồng chị Hạnh (TP HCM) phải tranh thủ thời gian con ngủ để chăm cây , có khi tới 12h đêm mới nghỉ. (Xem cả vườn).
4. Vườn rau, quả bốn mùa trên sân thượng nhà phố
Những nàng dâu thành thị không cần mua rau
Ngay khi xây nhà mới, chị Tâm và chồng ở quận Ba Đình (Hà Nội) đã lên kế hoạch dành hai phần sân rộng: một để trồng rau và một  để trồng hoa. Cách đây 4 năm, chưa nhiều gia đình ở Hà Nội tự trồng rau để ăn nên chị cũng phải tốn nhiều thời gian tìm hiểu và gặp một số khó khăn lúc đầu.
Hiện tại, vườn nhà chị trồng nhiều loại rau khác nhau, quanh năm không lo thiếu. Từ mồng tơi, rau muống, ngót Nhật tới các loại rau mùa đông như bắp cải, xu hào... đều lên xanh tốt, ăn ngọt và ít sâu bệnh. (Xem cả vườn).
Lam Huyền
 

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những cách cứu cây trong nhà sắp chết

Bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi chuyển một cây sen đá ủ rũ sang một chậu mới. Đôi khi cây còi cọc và yếu ớt do chậu quá nhỏ, không đủ cung cấp dưỡng chất cho cây. Bạn nên chọn chậu mới có đường kính lớn hơn cái cũ khoảng 10-15 cm.

Xem thêm