Ảnh minh họa: Womenshealth. |
cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp hay tăng xông, có nguồn tốc từ chữ Hypertension trong tiếng Pháp. Đây là bệnh mạn tính, trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic) dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch.
Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100 đến 140 mmHg huyết áp tâm thu và từ 60 đến 90mm Hg huyết áp tâm trương. Một người bị cao huyết áp khi có số đo thường xuyên cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Tăng huyết áp được phân loại thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát là các trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng (vô căn) chiếm từ 90 đến 95% số ca tăng huyết áp. Khoảng từ 5 đến 10% số ca còn lại là tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân từ một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim và hệ nội tiết.
Các nguyên nhân gây cao huyết áp bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Khoảng 60% bệnh nhân cao huyết áp có tiền sử gia đình. Nghiên cứu ghi nhận từ 30% đến 50% bệnh nhân tăng huyết áp có nền tảng di truyền.
- Yếu tố tinh thần và môi trường: Căng thẳng tinh thần, kích động, lo âu hoặc chịu đựng tiếng ồn trong thời gian dài, thị giác kém hoặc các yếu tố khác có thể gây ra huyết áp cao.
- Các yếu tố liên quan tuổi tác: Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp có xu hướng tăng lên ở độ tuổi trên 40.
- Các yếu tố lối sống: Chế độ ăn dùng natri quá mức, kali thấp, uống rượu, ăn nhiều axit béo bão hòa có thể gây cao huyết áp. Hút thuốc có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp.
- Ảnh hưởng của thuốc: Thuốc tránh thai, hormone, thuốc giảm đau chống viêm có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
- Tác động của các bệnh khác như béo phì, tiểu đường, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp, hẹp động mạch thận, tổn thương nhu mô thận, tổn thương tuyến thượng thận, pheochromocytoma, và các khối u thần kinh nội tiết khác cũng có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet