Ảnh minh họa: healthsina. |
Miệng đắng coi chừng bệnh sỏi mật
Nếu miệng đắng kèm theo nước tiểu có màu vàng, nên xem xét đến chứng viêm nóng mật. Bệnh này có thể cải thiện bằng cách ăn khổ qua để giải nhiệt. Nếu miệng đắng kèm theo trướng bụng bên phải, đặc biệt nặng hơn khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ thì phải đề phòng bị sỏi mật.
Miệng ngọt có thể do tiểu đường
Miệng ngọt là biểu hiện tỳ vị bị nhiệt, nhắc nhở nên ăn nhiều rau, ít thịt và chất béo, đồng thời tăng cường hoạt động thể chất, giảm thức khuya. Miệng ngọt kèm theo uống nước nhiều, tiểu nhiều, đề phòng bệnh tiểu đường.
Miệng mặn liên quan bệnh thận
Miệng mặn đôi khi là biểu hiện của thận hư, thường kèm theo các triệu chứng như đi tiểu nhiều, đau thắt lưng, ớn lạnh, mệt mỏi.
Miệng chua cảnh giác rối loạn tiêu hóa
Miệng chua biểu hiện gan và dạ dày có vấn đề. Bệnh nhân thường có các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, chán ăn và khó tiêu.
Miệng nhạt do cảm, tỳ hư
Nhạt miệng tức là ăn gì cũng không thấy mùi vị, vị giác kém. Đây có thể là dấu hiệu bệnh cảm và tỳ hư. Ăn cháo khoai lang, đậu trắng có thể cải thiện phần nào triệu chứng này.
Miệng tanh là dấu hiệu nhiệt phổi
Miệng có mùi tanh cần nghĩ đến chứng nhiệt phổi. Trường hợp này nên ăn diếp cá, quả lê, hạnh nhân là thích hợp.
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet