Nội dung
Lý do nào khiến trẻ biếng ăn chậm lớn
Ảnh minh họa: Health.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, biếng ăn luôn là nỗi băn khoăn của các ông bố, bà mẹ khi có con đang trong những năm đầu đời. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khiến mỗi bữa ăn chẳng khác gì một cuộc chiến giữa phụ huynh và bé. Để khắc phục điều này, cha mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu xem con mình đang gặp phải những vấn đề nào sau đây:
Bệnh lý và thuốc
Trẻ biếng ăn thường do bị nhiễm sinh trùng, nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan), virus hoặc mắc bệnh về răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây biếng ăn tạm thời.
Cách chế biến món ăn sai
Nhiều phụ huynh thường mắc sai lầm khi cho trẻ ăn thực phẩm xay nhuyễn đến tận 2-3 tuổi. Pha bột vào sữa, sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương làm trẻ khó tiêu hóa, pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm… cũng là nguyên nhân dẫn khiến bé sợ ăn. Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước khi tròn 6 tháng) hay ăn cơm quá sớm (trong khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm) cũng gây ra tình trạng này.
Tâm lý cha mẹ
Nhiều phụ huynh quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con nhẹ cân hơn các trẻ cùng lứa tuổi, họ nghĩ rằng con biếng ăn và chậm phát triển, mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt. Thực tế, hàm lượng chất dinh dưỡng trong bữa ăn của các gia đình khác nhau nên không thể chỉ căn cứ vào số lượng thực phẩm ăn vào mà quan trọng là theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ có phù hợp với lứa tuổi không.
Tâm lý của trẻ
Phụ huynh đừng quá cứng nhắc bằng cách đặt trẻ vào ghế ăn và khăn, yếm chỉnh tề. Hãy cho bé ngồi thoải mái ở nơi ưa thích. Để trẻ tự xúc thức ăn cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều các em thích bốc, nhón thức ăn thì hãy cứ để chúng tự nhiên bởi như vậy thú vị hơn ngồi há miệng để mẹ đút. Sắm những chiếc chén đĩa, ly tách, muỗng có hình thù ngộ nghĩnh cũng góp phần làm cho bữa ăn của trẻ trở thành một cuộc vui.
Trong thời kỳ từ một đến 5 tuổi, trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng rất cao để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng càng tăng khi các bé bị đau ốm hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm. Theo thống kê, từ 25 đến 45% trẻ em nói chung gặp khó khăn trong ăn uống. Tỷ lệ này lên đến 80% ở nhóm trẻ chậm phát triển và từ 40 đến 70% ở các bé mắc bệnh mãn tính.
Trẻ biếng ăn, kén ăn thường tiêu thụ ít chất dinh dưỡng và năng lượng hơn mức cần thiết, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ, khiếnbé không bắt kịp đà tăng trưởng so với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng khi trưởng thành thường kém phát triển trí tuệ, tầm vóc nhỏ, năng suất lao động thấp hơn, dễ mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp.
Đối với các bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, phụ huynh nên đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn các giải pháp bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Nếu cần thiết, có thể cho bé dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho trẻ biếng ăn có nhiều axit amin thiết yếu, vitamin, khoáng chất, dưỡng chất kích thích thèm ăn, prebiotic, nguồn đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu giúp bé mau chóng bắt kịp đà tăng trưởng.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục