Nội dung
Nhật Bản là một trong những đất nước quen thuộc mà lại xa lạ với nhiều nét văn hóa độc đáo. Ví dụ như người Nhật vẫn chuộng tắm bồn gỗ truyền thống nhưng lại sở hữu chiếc bồn cầu hiện đại với ti tỉ nút bấm. Và một điều đặc biệt nữa trong vấn đề giải quyết nỗi buồn của người Nhật là họ không bao giờ để chung bồn cầu với nhà tắm. Từ những căn hộ siêu nhỏ chỉ 20m2 đến những ngôi nhà riêng hoành tráng thì bao giờ cũng tách biệt hai không gian này ra riêng biệt. 
Lí do thứ nhất:
Người Nhật quan niệm bồn cầu hay nhà vệ sinh là nơi bài tiết- nơi nhận lấy những chất bẩn, do đó cần tách bạch với khu vực tắm rửa, nơi luôn cần phải sạch sẽ. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ từng cho biết có thể bạn không nhìn thấy nhưng lực xối mạnh sẽ làm các vi khuẩn có trong phân sẽ bay tứ tung khắp phòng và hạ cánh lên bàn chải, khăn mặt của bạn. Những vi khuẩn có trong phân sẽ ám vào bất cứ thứ gì trong vòng bán kính 2m quanh bồn cầu. Vì vậy, quyết định tách riêng hai khu này của người Nhật hoàn toàn đúng đắn.
Lí do thứ hai:
 4 lí do người nhật kị để chung toilet với nhà tắm
Lí do này liên quan đến chiếc bồn cầu hiện đại được người Nhật ưa chuộng, hiện nay ở Nhật có tới 80% các gia đình được trang bị những nhà vệ sinh hiện đại và tiện lợi như vậy. Kiểu nhà vệ sinh với phần bệ ngồi có hệ thống sưởi ấm, phun rửa tự động…của Nhật luôn cần cắm điện. Vì vậy, không gian trong nhà vệ sinh cần phải đảm bảo tuyệt đối khô ráo để đảm bảo an toàn, tránh những sự cố điện giật không đáng có.
Lí do thứ ba:
Người Nhật khá kĩ tính trong cuộc sống. Khi tách bạch nơi đi vệ sinh và nhà tắm, chủ nhà có thể trang trí thêm cho không gian 'giải quyết nỗi buồn' vốn nhàm chán. Nơi xú uế nay trở nên vui mắt với những hình dán vui nhộn, sạch mát với những chậu cây hay có cả kệ sách báo,...vì khá khô ráo.
Lí do thứ tư:
Việc để riêng khu bồn cầu và nhà tắm còn dựa trên quan niệm truyền thống đã hằn sâu vào trong tâm trí người Nhật là nhà tắm còn là nơi thư giãn và phục hồi thể chất lẫn tinh thần. Mọi người sẽ có thể tắm rửa tuyệt đối yên tĩnh thay vì ngại ngùng do có người sử dụng bồn cầu bên ngoài.
Hơn nữa, trong văn hóa của người Nhật, vòi sen chỉ được dùng để tráng qua người còn họ vẫn chuộng ngâm bồn ofuro. Chiếc bồn này luôn cần được giữ sạch, không dây bẩn hay dây nước xà phòng vào để người trong gia đình có thể lần lượt tái sử dụng hay được đem dùng cho việc khác (lau nhà, giặt giũ nước đầu…). Đó cũng là lý do mà toilet không nên được ghép chung với ofuro trong cùng một không gian.
 4 lí do người nhật kị để chung toilet với nhà tắm
Bồn tắm ofuro cần được giữ sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho nguồn nước được tái sử dụng

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Nên làm gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thất bại

Hầu hết bác sĩ phẫu thuật nghĩ rằng nguồn gốc của căn bệnh thoát vị đĩa đệm là do các đĩa đệm có vấn đề. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ các cơ bắp xung quanh phần đĩa đệm bị chèn ép và có quá nhiều áp lực, bị bó chặt lại gây áp lực lớn lên các đĩa đệm làm cho chúng không thể chuyển động một cách bình thường, các dây thần kinh cũng bị chèn ép. Sự chèn ép toàn bộ phần lưng dưới bao gồm các cơ, xương và dây thần kinh là nguyên nhân gây đau.

Xem thêm