Nội dung
Nhà nghiên cứu Alan C. Geller từ Đại học Harvard (Mỹ) khuyến cáo cộng đồng sử dụng phương pháp ABCD để kiểm tra nốt ruồi nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư. Theo đó, bạn kiểm tra các yếu tố bất đối xứng (Asymmetry), viền bất thường (Borders), nhiều hơn một màu (Color), đường kính lớn hơn tẩy bút chì (Diameter) để theo dõi nốt ruồi cũng như bảo vệ sức khỏe.
Mới đây Geller đăng tải kết quả một công trình trên tờ JAMA Dermatology, phát hiện 66% trong số 560 bệnh nhân ung thư da có từ 20 nốt ruồi trở xuống, Fox News đưa tin. Kết quả này cho thấy tất cả chúng ta "cần chú ý đến nốt ruồi, xem xét da kỹ lưỡng và đi khám bác sĩ định kỳ", Alan C. Geller nhận định.
Kiểm tra nốt ruồi phát hiện nguy cơ ung thư da
Ít nốt ruồi không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh ung thư da . Ảnh: Huffington Post.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, đối với nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi, khối u ác tính ở người có nhiều hơn 50 nốt ruồi thường mỏng hơn (chỉ dày khoảng 2 mm) so với những ai có dưới 50 nốt ruồi. Độ dày của khối u thể hiện mức độ tấn công vào da của bệnh. Như vậy, nhiều nốt ruồi không hẳn đồng nghĩa với ung thư nghiêm trọng. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân có từ 5 nốt ruồi khác thường, không chứa tế bào hắc tố dễ phát triển khối u dày từ 2 mm trở lên hơn người không xuất hiện loại nốt ruồi này.
Trước đây, nhiều nghiên cứu từng chỉ ra nhiều nốt ruồi là dấu hiệu cảnh báo ung thư da. Công trình trên như lời nhắc nhở người ít nốt ruồi không thể chủ quan, bởi còn nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ như tiền sử gia đình.
Minh Nguyên

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm