Nội dung
Tự chế biến sữa ngay tại nhà cho con bằng những nguyên liệu tự nhiên không chỉ ngon, bổ mà còn rẻ nữa. Các mẹ đã biết cách làm chưa?
Chỉ nên ăn 1 bữangày đối với bột gạo ăn dặm
 
Dễ nhiễm độc asen
Đầu tháng 4/2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phát đi thông tin cảnh báo về nguy cơ nhiễm asen (hay còn gọi là thạch tín) ở trẻ đang tuổi ăn dặm khi thường xuyên sử dụng bột gạo bán sẵn trên thị trường. Trước đó, các nghiên cứu của FDA đã phát hiện ra mức asen vô cơ cao trong Rice Cereal (thường gọi là bột ăn dặm ngũ cốc gạo). Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm asen ở trẻ.

Trên thực tế, asen là một á kim có độc tính gấp 4 lần thủy ngân và là một trong các chất gây ung thư nhóm 1 (chắc chắn gây ung thư). Nó thường được sử dụng như thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong tôi luyện một loạt các hợp kim.

Asen có 2 dạng là asen hữu cơ và vô cơ, trong đó, vô cơ nguy hiểm hơn và thường được tìm thấy trong gạo bởi phương pháp gieo trồng.

Khi asen xâm nhập vào cơ thể, dù lượng thấp hay cao cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ. Người hít phải lượng cao asen vô cơ có thể gây đau họng hoặc sưng, rát phổi. Ăn phải lượng nhiều asen có thể gây tử vong. Tiếp xúc với mức thấp hơn có thể gây buồn nôn và nôn, giảm sản xuất hồng cầu và bạch cầu, gây nhịp tim bất thường, phá hủy thành mạch, và gây cảm giác rần rần như kiến bò ở tứ chi.

Đối với trẻ em, nhiễm độc asen vô cơ có khả năng dẫn đến các vấn đề về phát triển của trẻ, ví dụ như sự suy giảm sự hoạt bát. Có một vài bằng chứng cho thấy, trẻ em tiếp xúc trong thời gian dài với asen có thể làm giảm chỉ số IQ. Cũng có một số bằng chứng khác cho thấy tiếp xúc với asen trong thai kỳ và giai đoạn sơ sinh có thể gia tăng tử vong thời kỳ ở thanh thiếu niên.

Chính bởi lý do trên, FDA khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn bột gạo bán sẵn quá 1 lần/ngày và tốt nhất là nên tự xay gạo để nấu bột cho trẻ. Tương tự, bánh gạo cũng không nên lạm dụng và chỉ nên ăn dưới 3 cái/tuần. Riêng sữa gạo thì không nên dùng cho trẻ dưới 4,5 tuổi.

Bột gạo không phải là nguồn ngũ cốc duy nhất

Ở Việt Nam, bột gạo được coi là nguồn thực phẩm chính, tuy nhiên, FDA khuyến cáo không nên coi đây là nguồn ngũ cốc duy nhất. Thực tế, bạn có thể nấu bột/cháo cho con từ rất nhiều các loại hạt khác như: lúa mì, đại mạch, yến mạch, kê, quinoa, ngô…
Chỉ nên ăn 1 bữangày đối với bột gạo ăn dặm
                    Bố mẹ nên tăng cường nhiều loại ngũ cốc khác cho bé
Với các mẹ Việt, các loại hạt này còn khá xa lạ, tuy nhiên, hãy mạnh dạn thay đổi, không chỉ để hạn chế khả năng nhiễm asen từ bột gạo mà còn là cách làm phong phú thêm bữa ăn hàng ngày của trẻ, đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn chán ăn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại hạt ngũ cốc này không chỉ cung cấp dinh dưỡng tương tự như gạo mà còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, tốt cho đường tiêu hóa của trẻ. Hạt quinoa – một loại hạt mới du nhập vào Việt Nam còn được coi là vua của các loại ngũ cốc.

Về cách chế biến, các loại hạt này cũng có công thức nấu tương tự như bột gạo nên chắc chắn sẽ không gây khó khăn cho các mẹ. Do đó, hãy mạnh dạn thay đổi thói quen nấu nướng, bởi biết đâu, loại thực phẩm mới này lại giúp bé thấy ngon miệng hơn so với bột gạo truyền thống?
 
CÁCH HẠN CHẾ ASEN TRONG BỘT GẠO

- Chọn gạo có nguồn gốc xuất xứ đáng tin tưởng như: Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ… Nên tránh chọn gạo từ Trung Quốc vì quốc gia này không nằm các nước sản xuất gạo an toàn.
- Gạo trắng ít asen hơn gạo nâu hay gạo nguyên cám
- Khi vo gạo: nên ngâm gạo với nước theo tỷ lệ 100g gạo: 600ml nước và để trong 3 phút, lặp lại 2 lần.
 

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm