Nội dung
Cẩn thận khi cạo gió giác hơi chữa đau nhức
Ảnh minh họa: vietdaikynguyen.
Tờ China News đưa tin một người đàn ông 63 tuổi ở Trung Quốc đã giác hơi liên tục suốt hơn một tháng để điều trị đau lưng, dẫn đến nhiễm trùng nặng. Ông này bị thừa cholesterol và mắc một số chứng bệnh khác nên đến một cửa hàng xoa bóp ở Thành Đô vào tháng 5 để giác hơi. Mỗi khi đau nhức vùng cổ, ông lại đến đây giác hơi. Các nhân viên của hàng đảm bảo thực hiện liệu trình giác hơi trong một tháng sẽ khỏi bệnh.
Sau 10 ngày, các lớp bỏng rộp bắt đầu xuất hiện ở những vùng da giác hơi, dù vậy người đàn ông vẫn quyết tâm theo đuổi hết liệu trình điều trị hơn 30 ngày. "Sốt ruột" khi thấy các mụn nước mọc lên, ông nặn cho chúng vỡ ra rồi lau sạch bằng nước muối. Điều trị xong, bệnh tình không khỏi mà còn nặng hơn, những vết nhiễm trùng ở vùng lưng ngày càng nghiêm trọng gây sốt cao nên ông phải nhập viện cấp cứu. Các bác sĩ giải thích do bệnh nhân làm vỡ các bọng nước nên bị nhiễm trùng da, nếu để thời gian ngắn nữa sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu de dọa tính mạng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng, nhiễm trùng do giác hơi, cạo gió, song thói quen sử dụng giác hơi, xoa bóp khi gặp các vấn đề về xương khớp diễn ra rất phổ biến trong cộng đồng. Những phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp. Trên thực tế sau khi xoa bóp, cạo gió hay giác hơi, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn là do tác động cơ học của các liệu pháp ấy tạo ra hiệu ứng tức thời.
Bác sĩ giải thích: Cạo gió là dùng dụng cụ tác động lực liên tục trên da gây đau tại chỗ, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra các chất giảm đau gọi là endorphins. Chất này cũng giống như morphin tự nhiên của cơ thể có tác dụng giảm đau hiệu quả, tạo ra cảm giác khoan khoái, dễ chịu và giảm đau. Thói quen này lặp đi lặp lại khiến bệnh nhân dễ bị lệ thuộc và nghiện cạo gió, giác hơi. Bác sĩ Nhân khẳng định việc cạo gió, giác hơi chỉ giúp giảm đau trong một thời gian ngắn mà không thể điều trị triệt để bệnh, nguyên nhân gây đau vẫn còn đó thì chắc chắn người bệnh sẽ bị đau lại.
Bác sĩ khuyên mọi người khi bị đau nhức nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán đúng bệnh. Thông thường trong những trường hợp nhẹ, có thể điều trị bằng nội khoa, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau và các thuốc hỗ trợ phục hồi sụn khớp, tập thể thao và vật lý trị liệu. Tùy vào thể trạng, bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi, cắt lọc và ghép sụn xương tự thân, bơm tế bào gốc. Trường hợp nặng thì mổ thay khớp.

Để hạn chế tình thoái hóa khớp dẫn đến đau nhức, bác sĩ khuyên mọi người cần điều chỉnh chế độ làm việc, đặc biệt dân văn phòng nên thay đổi tư thế khi ngồi sau mỗi giờ đồng hồ. Nên vận động các khớp, tránh đứng nhiều, đứng lâu, mang vác nặng, tránh đi bộ hay leo cầu thang quá nhiều... Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, sữa để cung cấp vitamin và canxi. Tránh thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, tránh bia, rượu, thuốc lá, thức khuya, duy trì chế độ tập luyện thể thao hợp lý.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm