Quả me. Ảnh: vuonrauquaantam. |
Đây là loài thực vật cổ nhiệt đới, được trồng nhiều tại Ấn Độ. Me cũng được trồng phổ biến Việt Nam. Ở miền Bắc cây ra hoa từ tháng 11 đến tháng một, có quả từ tháng 5 đến 7. Miền Nam cây ra hoa từ tháng 4 đến 6, có quả từ tháng 9 đến 12.
Đông y dùng toàn cây me để làm thuốc gồm quả, hạt, lá, vỏ thân và cành, gỗ. Quả có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải năng, giúp tiêu hóa nhuận tràng, chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và nôn ọe, rối loạn mật. Hạt giúp tẩy giun. Gỗ me có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Vỏ me thu liễm. Lá giúp giải độc. Nước sắc quả me có tác dụng lợi tiểu. Quả me giúp kháng khuẩn.
Phân tích thành phần dược lý cho thấy lá me chứa từ 16 đến 18% axit hữu cơ. Trong đó có các axit D-tartric, L-malic, citric, đường, pectin, protein, mỡ, vitamin B, C, các chất vô cơ như canxi, kali, photpho. Ngoài ra còn có tinh dầu limonene, terpinen-4-ol, neral, alpha-terpineol, geranial, geraniol, methyl salicylate, safrol, beta-ionon, y-ionon, ethyl cinnamat, beta-sitosterol và tamarindienal. Hạt chứa protein, lipid và polysaccharid. Lá chứa orientin, isoorientin, vitexin và isovitexin (glucosid).
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ quả và hạt me như sau:
- Đái tháo đường: Dùng một kg hạt me chín bỏ vào chảo gang đổ ngập nước đun cho chín, tiếp tục đun cho cạn nước, rồi sao cho khô vàng thơm. Để nguội, tán bột mịn. Mỗi lần uống 10 g với nước chín. Ngày 3 lần trước khi ăn.
- Có thai chán cơm hay nôn nghén: Ăn mứt me hay sắc quả me uống.
- Khí hư: Nhân hạt me, gôm nhựa cây giềng giềng, nhân quả ấu nước. Mỗi vị lượng bằng nhau đem phơi khô, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 10 g, ngày 2 lần, liên tục trong 30 đến 40 ngày.
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet