Gầy gò, thiếu cân vẫn mắc mỡ máu
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, có tới 30% người Việt Nam trưởng thành mắc căn bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Bên cạnh nguyên nhân do chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng, ít vận động, sử dụng nhiều chất kích thích, yếu tố gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, có tới 30% người Việt Nam trưởng thành mắc căn bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu. |
“Trước đây tôi vẫn nghĩ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống thì khả năng mắc mỡ máu của tôi là không thể, vậy nên khi thầy thuốc kết luận mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tôi không tin. Tuy nhiên, sau khi nhìn kết quả xét nghiệm và được thầy thuốc giải thích về căn nguyên gây bệnh có yếu tố gia đình, tôi mới hiểu.
Trước đó, mẹ tôi đã mắc chứng bệnh này, lâu ngày biến chứng sang xơ vữa động mạch và cụ mất vì đột quỵ, nên nguy cơ mắc bệnh của anh em tôi là khá cao. Chưa kể, việc điều trị căn bệnh rối loạn mỡ máu có tính di truyền thường khó khăn hơn so với những bệnh nhân mắc mỡ máu do dư thừa dinh dưỡng”, anh Quốc Th. cho hay.
Theo các chuyên gia, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu. Lượng cholesterol trong cơ thể được tạo ra từ 2 nguồn: ngoại sinh (chế độ sinh hoạt, ăn uống chiếm 20%) và nội sinh (cơ thể tự tổng hợp chiếm 80%). Chính vì thế, không có gì làm lạ khi người gầy, người có chế độ sinh hoạt lành mạnh vẫn hoàn toàn có thể bị rối loạn mỡ máu. Trong đó, những người có người thân trong gia đình mắc rối loạn mỡ máu hoặc đã từng mắc các vấn đề tim mạch, tiểu đường… thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có yếu tố gia đình (gen) bình thường.
Tăng cholesterol gia đình khiến xơ vữa động mạch đến sớm
Trao đổi về vấn đề này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, nguyên Giám đốc bệnh viện đa khoa Tuệ Tĩnh, hiện là hiệu trưởng trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết: “Trong cơ thể, có các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo, khi một hoặc nhiều gen bị rối loạn, có thể gây ra những biến đổi trong quá trình tổng hợp và phân giải các chất béo, từ đó khiến lượng cholesterol xấu, triglycerid trong cơ thể tăng cao… Các gen này có tính di truyền, đó là lý do tại sao rất nhiều người có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, những người trẻ tuổi nhưng vẫn có thể mắc hội chứng tăng mỡ máu.
Mặt khác, việc tăng cholesterol có yếu tố gia đình làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch sớm hơn bình thường, chính vì thế nhiều bệnh nhân tuổi đời còn trẻ đã mắc chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ. Chính vì vậy, để hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra, những gia đình có tiền sử người thân mắc bệnh cần thăm khám, xét nghiệm khoảng 3 đến 6 tháng/ lần để phát hiện, phòng và điều trị sớm những rối loạn và biến chứng do tăng mỡ máu.. Bên cạnh đó, thực hiện nếp sống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp cũng như sử dụng các sản phẩm giúp hạ mỡ máu là rất cần thiết đối với các bệnh nhân mắc căn bệnh “sát thủ vô hình” này.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người bệnh có thói quen tự điều trị cho bản thân, sử dụng tùy tiện các loại thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu theo kinh nghiệm dân gian mà không có tư vấn của nhà chuyên môn điều này rất nguy hiểm.
Dùng tùy tiện các loại thảo dược với suy nghĩ chẳng nguy hại tới bản thân là thói quen của không ít người bệnh. Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Lương Đống cho biết:“Một số bệnh nhân, do chỉ nghe đồn đại về công dụng của các loại thảo dược giúp giảm mỡ máu. nhưng chưa hiểu biết rõ về nguồn gốc, cách bào chế cũng như liều lượng và cách sử dụng không những không giúp ích mà còn gây bệnh cho bản thân thân.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống |
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet