Nội dung
Cơ thể cân bằng và thích nghi với nhiệt độ môi trường nhờ trung tâm điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, khả năng này có giới hạn nhất định, tùy vào thể trạng mỗi người. Thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi ra nhiều, gây mất nước và điện giải. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch. Vì vậy, nắng nóng kéo dài khiến nhiều người bứt rứt khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ… và chờ trực nguy cơ đột quỵ.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng nhóm điều dưỡng người cao tuổi, Phòng khám Gia đình Việt Úc, cần phân biệt giữa say nắngđột quỵ để có hướng xử trí đúng và cấp cứu kịp thời. Say nắng do làm việc trong môi trường có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, đi kèm triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sây sẩm…
Đột quỵ do chịu đựng nắng nóng kéo dài hoặc sốc nhiệt. Chênh lệch nhiệt độ khi đi từ ngoài trời vào phòng điều hòa, tắm nước lạnh… cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra cơn đột quỵ. Các dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững, miệng méo một bên, yếu tay chân cùng bên, nói khó, nói không thành tiếng, phát âm không rõ ràng…
Với thời tiết như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể say nắng hoặc đột quỵ do thời tiết, kể cả thanh niên. Người già có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là người mắc các bệnh lý mãn tính hoặc có tiền sử đột quỵ.
Cách đề phòng say nắng và đột quỵ do thời tiết
Quá trình sơ cứu người bệnh đột quỵ tại phòng khám gia đình việt úc (tầng 1, lô 6, khu B, tòa Maderin Garden, đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Liên hệ 1800 6896. Thông tin tại đây.
Để phòng ngừa say nắng và đột quỵ, bà Ngọc khuyên không hoạt động ngoài trời nắng gắt trong khoảng 11-14h, nên đi lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu phải ra ngoài, cần trang bị đầy đủ phương tiện che chắn như mũ rộng vành, áo mỏng nhẹ chất liệu cotton, kính, khẩu trang… và đi vào chỗ bóng râm. Khi dùng điều hòa nhiệt độ, chỉ nên bật mức 26-28 độ C, chênh lệch không quá 7 độ so với ngoài trời. Ngoài ra, phải theo dõi dự báo thời tiết và nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo say nắng hoặc đột quỵ.
Tuyệt đối không hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi hoặc thời tiết nắng nóng, cố gắng uống nhiều nước ngay cả khi không khát, trung bình 1,5-2 lít mỗi ngày. Người già nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C như rau xanh, cam, bưởi, dưa hấu… ; hạn chế rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn, thuốc lá; tránh stress và ngủ đủ giấc. Nếu có các bệnh lý tiềm tàng như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu hoặc có tiền sử đột quỵ... cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế và thực hiện chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.
Khi nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu say nắng, cần gọi ngay cấp cứu ngay. Đồng thời đưa vào nơi râm mát; nới rộng hoặc cởi bỏ quần áo; dùng quạt làm thoáng không khí; chườm mát các vùng trán, gáy, bẹn, nách; cho uống nước mát. Nếu thấy dấu hiệu đột quỵ, ngoài cách xử trí trên cần đặt người bệnh nghiêng đầu sang một bên. Hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngừng tim, ngừng thở và chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất, không nên để ở nhà. Nếu bệnh nhân lên cơn co giật, loại bỏ các đồ đạc xung quanh để ngăn ngừa chấn thương.
An San

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Ăn chuối xanh là chữa khỏi ngay những loại bệnh này !

Chuối xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ glucose của tế bào và giảm nồng độ insulin trong cơ thể. Chuối xanh giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong hơn 100 phản ứng enzyme của cơ thể, rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin, loại protein vận chuyển oxy hiệu quả, đồng thời hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Xem thêm