Tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính dụng cụ làm bánh. Chiếc cống có dạng giống chiếc ca nhôm nhỏ, gắn với tay cầm để tiện cho việc đổ bột vào.
Lên Sài Gòn, nguyên liệu làm nên bánh cống có chút biến tấu để hợp khẩu vị hơn, gồm bột gạo, thịt xay nhuyễn trộn khoai môn, tôm đất, đậu xanh luộc chín…
Hai con tôm đất là lớp trên cùng của món bánh cống. Ảnh: Thanh Tuyết. |
Cứ thế chủ quán tay nhanh thoăn thoắt nhúng bánh, trong thời gian chờ bánh kết lại thì treo tạm lên vỉ sắt và quay sang làm cái khác; sau đó lại canh thời gian để khảy nhẹ bánh ra khỏi cống và chiên đến khi vàng đều cho lượt khách hàng đang chờ.
Bánh cống Sóc Trăng ăn kèm rau tươi và nước mắm miền Tây. Ảnh: Thanh Tuyết. |
Bán bánh cống 6 năm ở vỉa hè đã quen khách, chủ quán luôn cẩn thận từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước cho vừa đủ, đến pha mắm chấm đúng vị. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, khoai môn, đậu xanh, vị đậm của tôm thịt.
Quán vỉa hè chỉ bán duy nhất một thứ bánh được người sài gòn ưa thích. Ảnh: Thanh Tuyết. |
Xem thêm: Quán bánh canh gần 20 năm nổi tiếng ở Nha Trang
Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet