Nội dung
Dùng các loại nước lá để trị rôm sảy cho trẻ, nhiều mẹ đã khiến làn da của con bị dị ứng, nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng.
Mới vào hè được hơn tháng, nhưng con gái chị Thu Huyền (Long Biên, Hà Nội) đã nổi rôm sảy khắp người. Từ cổ, ngực, tay, sau lưng, chỗ nào cũng thấy mẩn đỏ. Nhìn con quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu, cả nhà chị đều đứng ngồi không yên.

Thấy cháu như vậy, mẹ chồng chị đã cầu kỳ đi xin khắp nơi các loại lá để tắm cho bé, với hi vọng sẽ giúp mát da, mát thịt, nhưng kết quả vẫn không khả quan là mấy. Thậm chí, mấy ngày gần đây, trên da bé còn xuất hiện một số mụn tấy đỏ, nổi từng mảng ban như mề đay. Tối hôm qua, cũng chẳng hiểu vì lý do gì, cô nàng còn quấy khóc, người ngây ngấy sốt nữa.

Không yên lòng, chị quyết định đem con đi khám và được biết: bé bị viêm da, nguyên nhân có thể là do dị ứng, nhiễm trùng với các loại nước lá – một điều mà chị chưa từng nghĩ tới.

Có thể nhiễm trùng huyết

Dù chưa có số liệu thống kê chính thức, tuy nhiên, tại Bệnh viện Bạch Mai, số lượng trẻ đến điều trị vì rôm sảy hè nào cũng có, nguyên nhân chính là do nhiễm trùng da vì cha mẹ tự tắm nước lá ở nhà.

Theo PGS. TS, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): rôm sảy hay còn gọi là ban nhiệt, chỉ những mụn nước xuất hiện trên da như mặt, ngực, tay, trán, lưng… làm cho trẻ ngứa ngáy khó chịu. Bệnh này xảy ra phổ biến vào mùa nóng, do trẻ sinh hoạt, ăn uống trong môi trường bí bách. Ngoài ra, nếu thường xuyên đóng bỉm, mặc quần áo không thoáng mát, vệ sinh không sạch sẽ... cũng khiến lỗ chân lông bị bịt kín, làm gia tăng rôm sảy ở trẻ.

Dù là bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu để bé ngứa ngáy, gãi nhiều, rất dễ dẫn đến: mụn nhọt, lở loét, nhiễm trùng da, thậm chí là nhiễm trùng huyết. Do đó, ngay khi bé có dấu hiệu rôm sảy do thời tiết nóng, các mẹ cần có biện pháp làm mát cho trẻ để giảm nhanh tình trạng bệnh, tránh hậu quả khó lường.

Thực tế hiện nay, có khá nhiều bà mẹ đã tìm cách chữa cho bé bằng những cách dân gian như đắp lá, tắm nước lá mà không biết rằng việc làm này có thể làm tăng nguy cơ viêm da, nhất là với trẻ làn da có vết xước. Đó là còn chưa kể đến nhiều loại lá cây mọc ở ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi. Bởi thế, nếu thường xuyên tắm cho bé bằng loại nước này, nguy cơ viêm da là khó tránh khỏi.
Trẻ bị rôm sảy tắm lá gây hại
             Tắm nước lá không có tác dụng trị rôm sảy!
“Chỉ cần tắm mát thông thường”

Đó chính là lời khuyên của PGS Nguyễn Tiến Dũng dành cho các mẹ đang có con bị rôm sảy. Ông nhấn mạnh: “Không nên tắm nước lá, bởi cách này không có tác dụng trị bệnh. Nếu tắm thì chỉ cần tắm mát thông thường là được. Các mẹ cũng tuyệt đối không tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc nào để tránh phản tác dụng. Cách chữa tốt nhất là để bé sống trong môi trường mát, lạnh, mặc quần áo mát là bệnh sẽ tự khỏi.”

Vẫn theo PGS Nguyễn Tiến Dũng, khi bé bị rôm sảy, các mẹ cần tránh để bé gãi, vì có thể gây nhiễm trùng da. Trong trường hợp đã làm mát và để trẻ sống trong môi trường thông thoáng mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm thì nên đưa con tới các cơ sở y tế để được khám kịp thời.

Tóm lại, ở trẻ em, do da mỏng, sức đề kháng yếu hơn, chưa thích ứng được với những thay đổi đột ngột của môi trường nên càng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, để phòng các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da ngày hè, cha mẹ cần giữ việc giữ vệ sinh da cho bé là vô cùng quan trọng.
 
Để bé không bị rôm sảy
Cho bé uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể thanh nhiệt, làm mát, từ đó hạn chế và ngăn ngừa rôm sảy. Các mẹ có thể cho bé uống các loại nước như sắn dây, đỗ đen, cam để thanh nhiệt và cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Vệ sinh sạch sẽ, tắm cho bé thường xuyên: Đặc biệt là mùa hè, hãy tắm thường xuyên cho bé để giúp cơ thể mát mẻ, các lỗ chân lông được thông thoáng, da sạch sẽ.

Để bé ở nơi thoáng mát: Đây là yếu tố quan trọng ngăn ngừa rôm sảy cho bé. Ngoài ra, bạn nên cho bé mặc những quần áo có vải mỏng, sợi rộng thoáng, thấm mồ hôi để lỗ chân lông không bị bịt kín.
 
 

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm