Nội dung
Bà bầu nên ăn và kiêng gì
Ảnh: Health.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tố Thư, Phòng khám Sản phụ khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khuyên  thai phụ không nên ăn dưa hấu, măng chua, sapôchê. Nhiều nghiên cứu cho thấy sapôchê có chất polyphenol, bà bầu ăn trái cây này với lượng lớn trong 3 tháng cuối thai kỳ dễ làm đóng sớm ống động mạch thai nhi khiến đứa trẻ bị suy tim, sức khỏe yếu khi chào đời.
Dưa hấu có lycopene là chất chống gây oxy hóa dễ gây ra buồn nôn, nôn, đầy hơi, khó tiêu. Nếu ăn lượng lớn chất này mà cơ thể không hấp thu hết sẽ gây buồn nôn và nôn. Do vậy thai phụ chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Măng chua chứa chất cyanide rất độc cho thai nhi. Hàm lượng gây độc của măng khoảng 230 mg trong một kg măng củ, măng ngâm trong nước thì giảm bớt độc tính. Nếu thai phụ vẫn muốn ăn thì nên chọn loại măng ngâm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bác sĩ Thư khuyến cáo bà bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, có nguồn gốc an toàn. Không nên ăn chỉ một loại thực phẩm nào đó, cũng không nên kiêng kỵ quá nhiều. Tránh thực phẩm có thể gây co thắt tử cung, đau bụng như đu đủ xanh, khóm (thơm, dứa). Các nghiên cứu khoa học cho thấy đu đủ xanh có chất papain gây ra những cơn co thắt cho tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Khóm có chất promelin làm khởi phát cơn chuyển dạ, bà bầu ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ra cơn đau bụng.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm