Nội dung
Đừng nghĩ rằng không gian nhà mình chật hẹp thế thì làm sao có thể trồng rau được, vì chỉ với 4 mô hình sau, bạn vẫn có thể sở hữu một vườn rau mơ ước tại nơi ở.
Trong thời buổi cả xã hội đứng ngồi không yên với thực phẩm bẩn thì trồng rau tại nhà chính là chủ đề được “tám” nhiều nhất trên các diễn đàn và mạng xã hội. Người tham gia trồng rau có đủ cả các thành phần từ lao động phổ thông đến những nhân viên văn phòng sang chảnh. Họ trao đổi không chỉ về các loại hạt giống mà còn cả các hình thức trồng rau.
Dưới đây là bốn hình thức trồng rau tại nhà khá phổ biến, được ưa chuộng bởi đông đảo mọi người. Kèm theo đó là những ưu nhược điểm của từng cách trồng, góp phần giúp bạn đọc chọn lựa được cách trồng rau phù hợp với gia đình mình, để bữa cơm gia đình bạn luôn được xanh – sạch – an toàn.
CÁCH TRỒNG RAU TẠI NHÀ

1. Trồng rau từ ống nhựa:
Chọn ống nhựa với kích thước tùy vào các loại rau mà bạn dự tính trồng, khoan những lỗ khoan tròn cách đều nhau. Ống có thể được đặt thẳng đứng hoặc nằm ngang theo vị trí trồng, đổ đầy đất trồng hữu cơ lên trên lớp sỏi mỏng rải bên dưới và tiến hành gieo hạt
Hình ảnh những mô hình trồng rau siêu tiết kiệm không gian
 
Ưu điểm:
trồng rau bằng ống nhựa PVC nhỏ gọn và tiện lợi với nhiều không gian.
Tiết kiệm tối đa phân bón, nước tưới cũng như công chăm sóc.
Có thể được thiết kế phù hợp với phương pháp trồng rau thủy canh.
Nhược điểm:
Khâu chuẩn bị ống nhựa và khoét lỗ khá kỳ công.
Diện tích trồng rau từ ống nhựa không nhiều
Không trồng được các loại rau to
2. Trồng rau bằng thùng phuy:
Tạo các hốc trồng cây xen kẽ cách đều nhau trên thân, giữa thùng lắp một ống nhựa đường ,kính khoảng 15 - 20cm để chứa rác thải hữu cơ, dưới đáy là xô, chậu hứng nước.
Hình ảnh những mô hình trồng rau siêu tiết kiệm không gian
 
Ưu điểm
Có thể tái sử dụng những chiếc thùng phuy tưởng như đã bỏ đi
Giúp cây trồng hấp thu ánh sáng và dưỡng chất đều như nhau
Có thể trồng được nhiều loại rau khác nhau.
Có thể tận dụng rác thải hữu cơ từ nhà bếp (rau, cơm, vỏ trứng...) để làm phân bón
Nhược điểm
Khâu chuẩn bị thùng phuy khá kỳ công.
Chiếm nhiều diện tích sân nhà hơn so với các phương pháp khác
Tốn kém nhiều kinh phí hơn so với các cách trồng rau đơn giản khác
3. Trồng rau trong túi vải:
Chuẩn bị các túi vải, tạo thanh ngang cố định rồi dùng móc treo lên. Tạo những lỗ thoát nước li ti, đổ đất hữu cơ vào 2/3, gieo hạt và dùng bình xịt phun sương tưới ẩm
Hình ảnh những mô hình trồng rau siêu tiết kiệm không gian
 
Ưu điểm
- Nguyên vật liệu dễ tìm
- Là phương thức trồng nhanh chóng và đơn giản, dễ thực hiện.
- Nếu khéo léo các chị em có thể sở hữu một “khu vườn đứng” nhỏ xinh trên bức tường nhà mình.
Nhược điểm
- Không trồng đa dạng các loại rau, chỉ phù hợp với các loại rau như: xà lách, diếp cá,… hay thảo mộc cho nhà bếp
- Cần chú trọng kỹ thuật trồng và chăm sóc cẩn thận vì các túi vải không có độ - vững chắc cao khi phải đỡ lượng đất nặng.
- Tránh đổ nước nhiều vì túi vải khó thoát nước, dễ gây ngập úng rễ cây
4. Trồng rau bằng chai lọ / giỏ treo:
Chuẩn bị các loại túi, giỏ mây, xô, chai nhựa,… vun đất và gieo hạt mầm sau đó treo chúng lên cao.
Ưu điểm:
Tận dụng các loại túi, giỏ mây, xô, chai nhựa,… quanh nhà không dùng đến.
Là phương thức trồng nhanh chóng và đơn giản, dễ thực hiện.
Nếu khéo léo các chị em có thể sở hữu một “khu vườn đứng” nhỏ xinh trên bức tường nhà mình.
Nhược điểm
Không trồng đa dạng các loại rau, chỉ phù hợp với các loại rau như các loại rau gia vị hay cà chua, ớt, dâu tây,…
Nhìn chung, với mỗi cách thức trồng rau lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu đã chọn lựa được cách trồng mà bạn ưng ý nhất thì hãy lên kế hoạch thực hiện một vườn rau xanh mát ngay tại gia thôi. Chỉ cần một chút khéo léo của đôi tay, kết hợp với các vật dụng đơn giản cần thiết và cuối cùng là những hạt mầm, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về những bữa ăn gia đình đẹp mắt, ngon miệng và quan trọng nhất là luôn xanh – sạch – an toàn.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những cách cứu cây trong nhà sắp chết

Bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi chuyển một cây sen đá ủ rũ sang một chậu mới. Đôi khi cây còi cọc và yếu ớt do chậu quá nhỏ, không đủ cung cấp dưỡng chất cho cây. Bạn nên chọn chậu mới có đường kính lớn hơn cái cũ khoảng 10-15 cm.

Xem thêm