Nội dung
Tại sao trẻ sơ sinh hay nổi mụn nhọt
Ảnh minh họa: marrybaby.
Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ sơ sinh dễ bị mụn nhọt, mụn mủ trên đầu là do trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, những kích thích tố dư thừa của mẹ được chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ. Các hormone dư thừa này kích thích tuyến dầu phát triển thành bã nhờn. Bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn 
Trẻ trai sơ sinh thường mọc mụn nhiều hơn các bé gái. Mụn xuất hiện phổ biến trên mặt và da đầu. Thậm chí một số trường hợp mụn trứng cá phát triển thành mụn đầu đen. Khi nổi mụn, trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu, do vậy mẹ cần kiên nhẫn để chữa lành cho con.
Mụn nhọt có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên da, nhưng xuất hiện chủ yếu trên mặt, cổ, nách, mông, đùi, khu vực lông tóc nơi dễ đổ mồ hôi hoặc ma sát. Nhọt có thể giống với cục u viêm đau gây ra bởi mụn nang. nhưng thường có màu đỏ hơn hoặc vùng viêm rộng quanh biên giới với da lành và gây đau nhiều hơn.
Dấu hiệu mụn nhọt trên đầu, dưới da thường xuất hiện đột ngột, ban đầu trông như một vết sưng màu hồng hoặc đỏ, gây đau. Vùng da xung quanh có thể đỏ và sưng lên. Trong vòng vài ngày, vết sưng đầy mủ, phát triển lớn hơn và gây đau nhiều hơn. Khi phát triển đến mức cực đại, mụn nhọt xuất hiện đầu trắng, vỡ ra và chảy nước. Mụn nhỏ thường tự lành mà không để lại sẹo, nhọt lớn có thể để lại sẹo.
Khi trẻ bị mụn nặng, cha mẹ nên đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh di chứng về sau chẳng hạn như nhiễm trùng huyết. Bác sĩ giải thích: Khi cơ thể trẻ đề kháng tốt, những vi khuẩn chỉ khu trú trong nốt mụn. Nếu sức đề kháng không tốt, vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Lúc đó, trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc bùng phát, trẻ có thể bị sốc do độc tố của vi khuẩn.
Sai lầm phổ biến của các bà mẹ nuôi con nhỏ là luôn xem chuyện nổi mụn nhọt của con "chỉ là chuyện nhỏ", do con ăn nhiều đồ "nóng". Con nổi mụn, mẹ không đưa đến bác sĩ mà để ở nhà chăm sóc hoặc tìm đủ các loại lá để tắm cho con hay sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá thuốc, tắm thảo dược, cố cho con ăn các món “mát” để giải nhiệt. Trên thực tế từng có một số trường hợp bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não, do phát hiện và điều trị trễ nên dẫn đến các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi...
Để phòng ngừa mụn ở trẻ, bác sĩ khuyên giữ vệ sinh da cho con bằng cách tắm rửa mỗi ngày, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không tắm lá, đắp lá lên nhọt cho bé. Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng, chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn, các chức năng bảo vệ còn non kém nên rất dễ nhiễm khuẩn. Tắm, đắp những loại lá dễ khiến trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt dẫn đến viêm da và làm cho các nốt mụn trở nên tồi tệ hơn. 
Đặc biệt, khi trẻ đang bị trầy xước da, nếu dùng loại lá để tắm càng làm cho ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Hơn nữa nhiều loại lá cây lại mọc ở bờ bụi, nếu không rửa kỹ, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn da trẻ rất cao. Theo Đông y, có thể dùng một số loại lá, quả "lành" để tắm cho trẻ như khổ qua (mướp đắng), lá chè xanh, chanh... tuy nhiên cần tùy vào cơ địa của từng trẻ, không phải bé nào cũng có thể tắm được, do vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thuốc quý từ quả vải

Không chỉ là loại quả ngon miệng vào mùa hè, vải còn là loại thuốc quý từ thiên nhiên có thể chữa trị được nhiều loại bệnh. Bách bệnh tiêu tan Vải là một loại quả đặc trưng cho mùa hè...

Xem thêm