Nội dung
Theo Moch News, nhiều người có thói quen đi uống bia rượu ngay sau giờ làm việc mà không ăn. Hậu quả có thể thấy trước mắt là cảm giác nôn nao, mệt mỏi kinh khủng khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Tác hại khi để bụng đói uống rượu
Dạ dày trống rỗng khiến bia rượu được hấp thụ nhanh chóng. Ảnh: moch news
Những người thực hiện một chương trình truyền hình đã tiến hành thử nghiệm cách thức hấp thụ của rượu trên dạ dày rỗng. Bác sĩ Javid Abdelmoneim uống một ly rượu vang trắng sau bữa ăn no và người bạn Natalie uống tương tự khi đói bụng. Kết quả đo được với cồn 20 phút sau cho thấy lượng hấp thụ rượu vào dạ dày của Natalie là 44 mg/100 ml, gần gấp đôi bác sĩ Javid với chỉ số 23. Một giờ sau, kết quả dạ dày Natalie là 32 và bác sĩ Javid chỉ còn 15.
Trước khi ăn uống, bác sĩ David nuốt một viên thuốc với thiết bị như một máy ảnh bên trong để có thể thấy rõ những gì trong dạ dày của mình. Sau khi ăn một đĩa gà nướng, khoai lang và rau quả, trên màn hình đã hiển thị quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày bác sĩ. Khi dạ dày đầy thức ăn, quá trình hấp thụ rượu được trì hoãn trong thời gian dài.
Tác hại khi để bụng đói uống rượu
nồng độ cồn chênh lệch giữa hai trường hợp ăn no và đói bụng khi uống cùng lượng rượu. Ảnh: mochnews
Các enzyme phân hủy rượu trong gan cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu dạ dày có thức ăn và rượu, niêm mạc có thể bắt đầu phá hủy rượu như gan đã làm. Đàn ông có nhiều enzyme này hoạt động trong dạ dày hơn so với phụ nữ. 
Lê Phương

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Nhu cầu uống sữa cho từng lứa tuổi

Để đáp ứng yêu cầu đủ canxi (khoảng 800-1.000 mg), trẻ nhóm tuổi 11-18 uống ít nhất 200-250 ml sữa mỗi ngày, ngoài ra nên dùng thêm các sản phẩm sữa khác như sữa chua (200 g) và pho mát (30-40 g).

Xem thêm