Nội dung
Bệnh nhân có bệnh tiểu đường thường dễ bị tổn thương ở bàn chân. Do bị giảm hoặc mất cảm giác bàn chân nên khi bị tổn thương, người bệnh không biết, vì vậy vết thương dễ nặng thêm.

Các vết thương bị tổn thương rất khó lành do thiếu ôxy, thiếu dưỡng chất, khả năng đề kháng giảm, kém. Bàn chân của người bị tiểu đường dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao hoặc thấp. Da bàn chân thường dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn, các mạch máu và đầu dây thần kinh tổn thương khi bị va chạm mạnh hoặc bị ép nén trong thời gian dài. Phần da chân cũng bị nhạy cảm, dễ bị tổn thương, cảm giác kém.


Mẹo chọn giày dép cho người bệnh tiểu đường
Giày nam chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, bàn chân còn có thể bị biến dạng do teo các cơ, sai lệch khớp chân. Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi. Với các đặc điểm trên, người bị tiểu đường cần lưu ý trong vấn đề chọn giày dép.

Giày phải đáp ứng các yêu cầu: mềm mại, có lót êm, không cộm. lót giày đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn (có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân.

Các yêu cầu vệ sinh, sinh thái của loại giầy này cần phải cao hơn các loại giầy thông dụng. Giầy hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn bên trong, có đặc điểm là mũi tròn và dày, tạo không gian rộng cho mũi chân, hạn chế nén ép lên bàn chân để tránh tổn thương da và mạch máu. Cửa giày được mở rộng hơn so với giày thông thường để bệnh nhân dễ xỏ chân; bộ phận đóng mở giày linh hoạt bằng băng dính nhám hoặc dây giày.

Phần mũ, lót giày đòi hỏi phải ít chắp nối, gờ cộm. Lót mặt giày êm và có thể tháo lắp. Giày được khử khuẩn, khử mùi nên tránh được hôi chân và bệnh lý cho bàn chân, giữ cho bàn chân khô ráo sạch sẽ. Trọng lượng giày nhẹ và đế cao su tự nhiên thấp giúp người đi không bị mỏi chân. Mẹo chọn giày dép cho người bệnh tiểu đường
Giày nữ chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái. Bệnh thường bắt đầu do đi giày dép chật. Các tổn thương ở bàn chân sẽ nặng hơn nhanh chóng nên người bệnh cần lưu ý mang giày đúng cách, xem xét bàn chân mỗi ngày và nên điều trị ngay khi phát hiện có vết thương ở bàn chân dù rất nhỏ.

Người mắc bệnh tiểu đường khi đi loại giày với các đặc điểm trên sẽ hạn chế được sự nén, ép lên bàn chân, tránh tổn thương da và mạch máu. Đặc biệt, người bệnh có thể dễ dàng điều chỉnh giày vừa với bàn chân; tránh tổn thương, trầy xước da khi đi lại; hạn chế tối đa khả năng va đạp, đâm xuyên của các vật thể vào bàn chân...
Hiện, Viện nghiên cứu Da giày Việt Nam bán 6 mẫu giày cho người mắc bệnh tiểu đường - kết quả nghiên cứu từ năm 2010 đến 2012 - với 3 mẫu giày cho nữ, 3 mẫu dành cho nam. Sản phẩm bán tại Viện Nghiên cứu Da giày Việt Nam và bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Ngọc Bích
Nguồn VnExpress

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm