Nội dung
Thực ra bạn không cần phải đánh hết hàm răng, chỉ cái nào bạn muốn giữ thôi. Vậy bạn muốn giữ lại bao nhiêu cái răng nào? Lười vệ sinh răng miệng không chỉ gây sâu răng, rụng răng mà còn vô số bệnh rải rác khắp cơ thể đấy nhé.
1. Bệnh nha chu
Nếu không giữ cho khoang miệng sạch sẽ, bạn dễ có nguy cơ bị bệnh nha chu hoặc viêm nướu (nướu đỏ, sưng và chảy máu). Khi không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, phá hủy cả các mô nướu và xương hỗ trợ răng.
Đánh răng không đủ 2 lầnngày sẽ khó thoát 10 bệnh này
sâu răng sẽ khiến bạn "sống dở chết dở".
2. Bệnh viêm màng tim
Viêm màng tim (viêm nội tâm mạc) là tình trạng viêm lớp bên trong của tim. Bệnh này có thể do vi khuẩn hiện diện trong miệng gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn thông qua các bệnh về nướu.
3. Bệnh tim mạch
Vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều loại bệnh như bệnh tim, tắc động mạch và đột quỵ.
Đánh răng không đủ 2 lầnngày sẽ khó thoát 10 bệnh này
Từ sâu răng đến đột quỵ không phải là con đường quá xa.
4. Suy giảm trí nhớ
sức khỏe răng miệng xấu không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn ảnh hưởng đến não. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại và khó khăn trong việc hoàn thành chức năng của chúng. Các động mạch não bị vi khuẩn tấn công có thể dẫn đến mất trí nhớ.
5. Bệnh tiểu đường
Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường biểu hiện rõ nhất ở những người kém vệ sinh răng miệng. Các kích thích bên trong miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng do thiếu insulin. Do đó, nguy cơ tiểu đường ở những người lười đánh răng sẽ tăng cao.
Đánh răng không đủ 2 lầnngày sẽ khó thoát 10 bệnh này
Lười đánh răng sẽ gây khó khăn cho việc chuyển đổi đường thành năng lượng.
6. Khó thụ thai
Một nghiên cứu do Hiệp hội phôi học và sinh sản người châu Âu cho thấy phụ nữ có sức khỏe răng miệng kém hoặc bị bệnh nướu răng có thể mất một thời gian dài để mang thai. Cách tốt nhất để ngăn chặn hậu quả này là chăm sóc răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh về lợi thông qua việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
7. Biến chứng thai kì
Phụ nữ bị bệnh nướu răng sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Các biến chứng có thể gặp là sinh con nhẹ cân, sinh non... Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.
Đánh răng không đủ 2 lầnngày sẽ khó thoát 10 bệnh này
Bệnh nướu răng khiến phụ nữ dễ sinh non.
8. Ung thư
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém và một số loại ung thư, bao gồm ung thư não, cổ, thực quản và ung thư phổi... Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen lười đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.
9. Bệnh về phổi
Bệnh nha chu có thể khiến bệnh viêm phổi và tình trạng tắc nghẽn phổi nặng nề hơn, vì nó làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi lên gấp nhiều lần.
Đánh răng không đủ 2 lầnngày sẽ khó thoát 10 bệnh này
Bệnh nha chu làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi.
10. Béo phì
Nếu đã bị bệnh về nướu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng tích tụ và tăng cao hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người bị bệnh răng miệng lại thường hay béo phì.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Suy giảm nhận thức vì giun, sán chó, mèo

Tất nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giun, sán chó, mèo hoàn toàn có thể điều trị khỏi, thế nhưng, thực tế là, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên sức khỏe đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Không ít những trường hợp còn bị động kinh, trí não suy giảm bởi loài giun, sán này. Thế nên, phòng bệnh vẫn là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu với những gia đình đang nuôi chó, mèo hiện nay.

Xem thêm  

Bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Vì những lý do trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm thực phẩm phụ trợ ngoài sữa mẹ, còn gọi là ăn dặm. Việc bổ sung thức ăn ngoài cần đảm bảo cân đối, hợp lý, an toàn, cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt.

Xem thêm