Nội dung
Vết thương do mất 6 ngón tay nay đã liền sẹo, bàn tay cũng được ghép có ngón tay cái mới song chị Phùng Thị Hoa 28 tuổi vẫn không thể quên được cảm giác đau đớn tột cùng khi bị tai nạn lao động cách đây 3 năm. Làm việc ở một xưởng cơ khí, do không cẩn thận Hoa bị chiếc máy dập nghiền nát 3 ngón tay ở mỗi bàn tay, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi tỉnh dậy, nhìn hai bàn tay băng trắng không còn được nguyên vẹn, chị vô cùng tuyệt vọng, nước mắt cứ lặng lẽ rơi.
Bao ước mơ, hoài bão của một cô gái trẻ chưa được thực hiện, chị Hoa hình dung cánh cửa cuộc đời đã khép trước mặt. Sau tai nạn, vết thương đã lành nhưng mất đi ngón cái ở cả hai bàn tay khiến chị không thể cầm nắm cũng như làm được việc gì, kể cả tự chăm sóc những sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Vì thế, chị gần như không dám nghĩ đến việc tìm một người chồng, xây dựng hạnh phúc riêng cho mình.
Cuộc sống trở lại với cô gái sau ca mổ ghép ngón chân thành ngón tay cái
Hình ảnh bàn tay bệnh nhân trước và sau ca mổ. Ảnh: BVCC. 
Nửa năm sau tai nạn, tháng 8/2013 chị Hoa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) với hy vọng có thể ghép được ngón tay, tìm lại ánh sáng cho cuộc đời của mình. Các bác sĩ tại đây quyết định phẫu thuật lấy một phần ngón chân cái bệnh nhân để chuyển lên ghép phục hồi lại ngón cái ở bàn tay.
Cuộc phẫu thuật do giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Việt Tiến (nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) và các bác sĩ khoa vi phẫu thuật chấn thương chi trên (B1- B) tiến hành. Sau phẫu thuật, Hoa đã có ngón tay cái mới. Sau 6 tháng phục hồi chức năng, chị đã có thể làm hầu hết các công việc nhà như khâu vá, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa… “6 tháng đó tuy vất vả, khổ cực nhưng mình lại vui vẻ vì cuộc đời có thêm hy vọng. Không lâu sau, mình quay trở lại làm việc như trước kia”, chị Hoa nói.
Cuối năm 2014, Hoa lập gia đình và hiện có một bé gái kháu khỉnh 21 tháng tuổi. Hiện nay, chức năng tay của chị đã phục hồi được trên 95%.
Trường hợp bệnh nhân được ghép chuyển ghép ngón chân lên thành ngón tay cái như chị Hoa không phải hiếm gặp. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ năm 1988 đến nay, Viện đã tiến hành chuyển ngón chân tái tạo ngón tay cái cho trên 50 bệnh nhân. Kết quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ đạt tốt.
Cuộc sống trở lại với cô gái sau ca mổ ghép ngón chân thành ngón tay cái
Ngón chân cái được ghép chuyển ghép lên tạo thành ngón tay cái đã giúp nhiều người bệnh hòa nhập lại với cuộc sống. Ảnh: BVCC. 
Ngón tay cái đảm trách tới 50% chức năng của bàn tay. Nó kết hợp với 4 ngón tay dài tạo thành gọng kìm để cầm nắm nhặt đồ vật. Chính vì vậy các tổn thương gây mất ngón tay cái làm giảm chức năng bàn tay, ảnh hưởng trầm trọng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cũng theo phó giáo sư Đoàn, kỹ thuật tạo hình phục hồi ngón tay cái là thách thức lớn cho phẫu thuật viên. Hiện nay có nhiều phương pháp để tái tạo ngón tay cái. Trong đó, phẫu thuật chuyển ngón chân tái tạo thành ngón tay cái là kỹ thuật hiện đại, tiên tiến và được nhiều phẫu thuật viên trên thế giới ứng dụng. Phương pháp có nhiều ưu điểm: ngón được phục hồi đáp ứng cả về chức năng vận động, cảm giác và tính thẩm mỹ cao, di chứng ảnh hưởng đến chức năng của bàn chân gần như không đáng kể.
Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các nước thực hiện thành công hàng trăm ca vi phẫu phức tạp với tỷ lệ phục hồi trên 97%. Ngành vi phẫu thuật đã giúp cứu sống, thay đổi cuộc đời của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trường hợp bị tai nạn lao động xảy ra ở Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm cả nước có đến 160.000-170.000 người bị tai nạn lao động, làm chết người hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể. Người bị di chứng sau tai nạn (mất một phần bộ phận cơ thể) bị ảnh hưởng trong cuộc sống, sinh hoạt và tâm lý chiếm một tỷ lệ khá cao.
Thảo Vy

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 thứ không nên uống và 10 thứ không nên ăn khi bụng đói

Uống nước trà: Uống trà xanh khi đói sẽ khiến bạn bị cồn ruột, các hoạt chất của trà xanh khiến dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng. Nếu uống nhiều lúc đói sẽ khiến bạn bị “say” với biểu hiện chóng mặt, chân tay bủn rủn, dạ dày co cóp liên hồi khiến bạn thấy đói cồn cào.

Xem thêm  

Tác hại khi ở trong nhà quá nhiều

Ngoài ra, loạt thí nghiệm từ Đại học Rochester (Mỹ) phát hiện dành thời gian bên cây xanh và môi trường tự nhiên tăng cường sức sống lên 40%. Trong khi đó, ngồi lỳ trong nhà làm năng lượng tinh thần, thể chất giảm sút.

Xem thêm  

Đau nhức lưng không rõ nguyên nhân

Em 26 tuổi, có con 18 tháng, đã đặt vòng hơn một năm. Em bị đau nhức vùng lưng dưới gần nửa tháng nay không rõ nguyên nhân, 15 ngày trước có đi xe máy liên tục hơn 1.000 km. Mong bác sĩ tư vấn. (Lan).

Xem thêm