Nội dung
Cứ mỗi khi đến 30 hoặc ngày rằm khi trăng mọc, một số người lại bị nổi những mụn trắng, tròn, nhỏ trong miệng, nhất là dưới lưỡi, gây đau đớn khi ăn, miệng hôi, chảy nước miếng... Thế nhưng qua rằm, khi trăng lặn thì bệnh hết.
Bệnh này trong dân gian hay gọi là đẹn trăng (Aphtes), nên mới có câu: “Trăng lên thì nổi, trăng lặn thì chìm” để nói về sự tái phát của bệnh này. Bệnh này liên quan đến tình trạng rối loạn miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng lưỡi. Bệnh không thể chữa khỏi hẳn, thường hay tái phát, nhất là khi cơ thể suy yếu như bị cảm sốt, tiêu chảy... Bệnh thường kéo dài 5 - 7 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn trong trường hợp mạn tính, thể trạng suy kiệt.
Bệnh chỉ xuất hiện vào ngày rằm hoặc 30 âm lịch và cách trị
Đẹn trăng do nấm candida gây nên. Nấm này có khả năng lạm phát sinh sôi, sinh ra nhiễm trùng trên bất cứ bộ phận nào của ống tiêu hoá. Đẹn thường phát ra nhiều nhất là ở miệng, sinh ra những mảng trắng xuất hiện trên lưỡi, vết loét trên vòm miệng và bên trong má (thường được gọi là nhiệt miệng).
Tự chữa đẹn trăng (nhiệt miệng) tại nhà:
1.  Dùng muối hoặc bột soda
Bệnh chỉ xuất hiện vào ngày rằm hoặc 30 âm lịch và cách trị
Khuấy một ít muối (khoảng 1/3 thìa cà phê) với một ly nước 100ml. Súc miệng khoảng 5 phút rồi nhổ ra. Thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Có thể thay muối bằng bột soda với cùng lượng nước. Ngoài ra, hãy rắc bột soda lên vết loét sau khi súc miệng, chờ khô sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Muối và bột soda có thể gây cho bạn cảm giác rát buốt ban đầu nhưng đừng lo, đó không phải kích ứng mà là cách chúng sát khuẩn và cân bằng nồng độ axit trong khoang miệng giúp vết loét mau lành hơn.
2.  Dùng oxy già 3%
Bệnh chỉ xuất hiện vào ngày rằm hoặc 30 âm lịch và cách trị
Đổ một ít oxy già vào cốc nhỏ, thêm vào một lượng nước vừa phải để làm loãng dung dịch. Dùng tăm bông chấm một ít và thoa lên vết loét, sau đó lập lại 2-3 lần. Tiến hành vệ sinh dụng cụ vừa sử dụng bằng nước ấm. Cố gắng không nuốt dung dịch đã thoa. Oxy già rất hữu dụng trong việc sát khuẩn và chữa lành vết thương. Vết loét sẽ biến mất trong 3-4 ngày nếu bạn chăm chỉ thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày.
3. Thay đổi độ pH trong vòm miệng
Bệnh chỉ xuất hiện vào ngày rằm hoặc 30 âm lịch và cách trị
Bạn có thể thử một số cách đơn giản để thay đổi độ pH trong vòm miệng, giúp vết loét mau lành hơn như: Ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày, áp túi trà đen đã sử dụng vào vết loét, thoa vitamin E lên vết loét nhiều lần trong ngày.
4. Ngậm chất chát trong miệng
Đây là cách trị đẹn ở miệng đơn giản và hiệu quả bởi chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Bạn có thể ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau diếp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… để kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi cho miệng.
5. Thoa nước chanh
Bệnh chỉ xuất hiện vào ngày rằm hoặc 30 âm lịch và cách trị
Bạn có thể dùng chanh như một mẹo vặt chữa nhiệt miệng. Trước khi thoa nước chanh lên vết thương, hãy rửa tay thật sạch. Lập lại trước và sau khi ăn sáng, trưa, tối và trước khi đi ngủ. Để nước chanh trên vết loét từ 3-5 phút và rửa sạch nếu cần thiết.

Nguồn thông tin được GUU 4YOU sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tóc bạc thành đen khi ăn rau diếp cá ?

Các chuyên gia của Health Sina khuyên người bị bạc tóc nên thường xuyên ăn rau diếp cá sẽ giúp tóc mọc đen trở lại. Diếp cá còn gọi là dấp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Có vị tanh hôi, tính hơi lạnh.

Xem thêm  

Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

Các triệu chứng trên thường xảy ra vào đêm và gần sáng. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng còn gọi là yếu tố khởi phát như thời tiết thay đổi, bụi, lông thú hoặc hoạt động, chơi đùa gắng sức thì những người bị viêm đường thở sẽ dễ khởi động cơn hen hơn những người không bị viêm.

Xem thêm  

Không nên cúi xuống xem điện thoại ?

Không chỉ gây đau và mỏi cổ, tư thế dùng smartphone còn khiến các cơ bắp, dây chằng và gân chịu những tác động tiêu cực. Vì vậy, để không biến mình thành những thằng gù, bạn nên thay đổi lối sống, tăng cường vận động và cố gắng giữ thẳng tư thế.

Xem thêm